Cựu Ngoại trưởng Đức: Tăng chi tiêu quốc phòng bảo vệ Baltic

Cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng, Đức cần chi tiền để bảo vệ các nước Baltic khỏi Nga. 

Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Đức thực hiện đúng cam kết chi tiêu quốc phòng cho NATO lên tới 2% GDP, cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng Berlin cần thực hiện đúng điều này theo cách thành lập một quỹ để bảo vệ các nước Baltic khỏi Nga.

132 1 Cuu Ngoai Truong Duc Tang Chi Tieu Quoc Phong Bao Ve Baltic

Cựu Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel

Ông Gabriel bình luận rằng, Tổng thống Trump đã muốn tăng chi tiêu ở các nước NATO lên 2% GDP và hiện nay Đức vẫn còn ở quá xa giá trị này.

Năm 2018, Đức chi hơn 1,2% GDP cho ngân sách quốc phòng.

Theo ông Gabriel, khi Berlin đóng thêm 0,8% GDP nữa theo đúng yêu cầu của ông Trump, họ có thể khiến các quốc gia khác bất mãn.

Thay vì làm gia tăng bất mãn, Đức có thể đóng 1,5% GDP để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Đức, trong khi 0,5% GDP nữa sẽ được cho vào một quỹ đặc biệt để "bảo vệ các nước Baltic (Latvia, Litva, Estonia) và Ba Lan" khỏi ảnh hưởng tiêu cực Nga.

Số 0,5% GDP này tương đương với khoảng 20 tỷ euro.

Theo cách này, Berlin sẽ nhận phần trách nhiệm của Washington đối với an ninh của các quốc gia Hiệp ước Warsaw trước đây và "sự bảo vệ của họ khỏi sự xâm lược của Moscow".

Ông Gabriel đã ủng hộ cho quan điểm của Tổng thống Mỹ trong việc chuyển trách nhiệm của Mỹ trong khối NATO sang cho Liên minh EU, đặc biệt là việc thực hiện Điều 5 của Hiến chương NATO.

Điều 5 Hiến chương NATO quy định rằng một cuộc tấn công của một quốc gia vào một thành viên của Liên minh quân sự NATO được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ Liên minh.

Một khi quốc gia bị tấn công là các nước Baltic hoặc Ba Lan, quỹ đặc biệt này sẽ khiến các nước châu Âu cảm thấy không quá "lăn tăn" về việc bỏ ra quá nhiều tiền để đóng góp cho mục đích quân sự ở NATO.

Điện Kremlin đã nhiều lần tuyên bố rằng Nga không có mối đe dọa với bất kỳ ai, nhưng sẽ không bỏ qua bất kỳ hoạt động nguy hiểm tiềm tàng nào. Ngược lại, Moscow đã lên tiếng báo động về các hoạt động chưa từng có của NATO và sự hiện diện ngày càng mở rộng của họ trong khu vực, lấy lý do là hiện hiện vì mối đe dọa của Nga.

NATO đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của mình gần Nga kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, triển khai các nhóm chiến đấu , tổ chức các cuộc tập trận lớn và triển khai máy bay trinh sát và máy bay không người lái dọc biên giới.

Liên minh thậm chí đã đồng ý tạo ra sự hiện diện trong khu vực vào năm 2016 tại hội nghị thượng đỉnh Warsaw.

Hải Lâm

baodatviet


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày