Vào rạng sáng Chủ nhật cuối tuần này 26.03.2017, nhiều nước ở châu Âu sẽ chính thức chuyển sang giờ mùa Hè vào lúc 2h sáng.
Foto: © pictu re alliance / dpa
Giờ Mùa Hè – hay còn được gọi là "giờ tiết kiệm ánh sáng," là một quy ước chỉnh thời gian cách đây hơn 100 năm giúp các nước tiết kiệm điện chiếu sáng và sưởi ấm, khi tận dụng ánh sáng ban ngày để làm việc từ sớm và giảm chiếu sáng ban đêm nhờ đi ngủ sớm.
Với những nước áp dụng quy ước này, vào thời gian từ khoảng bắt đầu mùa Xuân, ngày chủ nhật cuối tháng 3 tới đầu mùa Đông, ngày chủ nhật cuối tháng mười, vào lúc 2h sáng đồng hồ sẽ được chỉnh nhanh hơn 1 tiếng.
Vào lúc 3 giờ sáng, kim đồng hồ sẽ được vặn ngược lại một tiếng, tức từ 3 giờ xuống 2 giờ sáng.
Có nghĩa, mọi người được „ngủ nướng“ thêm một tiếng. Đức và Việt Nam sẽ cách nhau 6 múi giờ.
Việc đổi giờ luôn được thực hiện vào ngày chủ nhật để không ảnh hưởng đến giờ làm việc của mọi người.
Khoảng thời gian còn lại, đồng hồ sẽ được chỉnh về như cũ.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, việc chuyển mùa và chuyển giờ từ mùa Đông sang mùa Hè có ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ, dẫn đến nguy cơ bị mắc các chứng liên quan đến tim mạch nhiều hơn.
Đến nay, một số nước quyết định từ bỏ giờ mùa đông khi nhận ra việc đổi giờ không mang lại nhiều lợi ích.
Giờ mùa hè Trung Âu (viết tắt theo tiếng Anh là CEST - Central European Summer Time) là tên gọi khác của múi giờ UTC+2. Nó được dùng như là giờ mùa hè tại các nước Trung Âu, nơi sử dụng múi giờ UTC+1 trong suốt mùa đông.
Từ năm 1996, giờ mùa hè Trung Âu được thống nhất từ 2:00 giờ (theo múi giờ Giờ chuẩn Trung Âu vào ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 3 đến 3:00 (Giờ chuẩn Trung Âu) ngày Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10 hàng năm.
Trước đó, khái niệm này chưa được thống nhất giữa các quốc gia châu Âu.
© Khánh Vân - NUOCDUC.INFO
© 2024 | Thời báo ĐỨC