Châu Âu 'sóng gió' vì vấn đề di cư: Cuộc khủng hoảng gây chia rẽ lâu dài

Trong tất cả những khó khăn mà châu Âu gặp phải trong năm 2021, vấn đề di cư đã trở lại hàng đầu. Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) như Ba Lan, Lithuania và Latvia đã phải đối mặt với làn sóng người xin nhập cư tràn về biên giới.

Hy Lạp: Chìm tàu ngoài khơi, hàng chục người di cư vào châu Âu thiệt mạngPhương Tây phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng người di cư ở biên giới Belarus?Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng di cư?

Có thể thấy, không có một sự đồng thuận để đối phó với vấn đề người nhập cư ngoài các biện pháp trừng phạt Belarus nên 27 quốc gia EU vẫn chưa thông qua được hiệp ước di cư Brussels và bất kỳ dự án chính trị lớn nào.

Để bảo vệ biên giới của mình, các quốc gia này đã dựng hàng rào, yêu cầu cung cấp kinh phí cần thiết để xây dựng hàng rào chống người di cư.

Tuy nhiên, yêu cầu hỗ trợ kinh phí đã bị chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) từ chối.

Frontex, cơ quan bảo vệ biên giới của EU, chịu trách nhiệm quản lý người di cư, cũng phải đối mặt với những tình huống khó xử.

Cơ quan này bị lôi kéo vào nhiều vụ bê bối, bao gồm cả việc làm ngơ trước việc trục xuất bất hợp pháp những người ở biên giới Hy Lạp.

Yves Pascouau, nhà tư vấn và nghiên cứu tại Viện Jacques Delors (Pháp), nhấn mạnh: "Có rất ít ví dụ trong lịch sử cho thấy các quốc gia châu Âu, cùng với các thể chế châu Âu, có một quan điểm ngoại giao vững chắc và hiệu quả cho các biện pháp hạn chế người nhập cư".

Cải cách khu vực Schengen

Phản ứng của EC, trong đó có dự án cải tổ khu vực Schengen tự do đi lại, đi theo hướng "giảm bớt hơn là tăng cường các quyền có thể được cấp cho những người được công cụ hóa, bị dồn nén và đôi khi bị mắc kẹt tại biên giới", ông Yves Pascouau lưu ý.

Nếu được thông qua, dự án sẽ là một bước tiến về mặt y tế: EU có thể đã rút ra những bài học của "bản giao hưởng đại dịch Covid-19". Do đó, các quy tắc nhập cảnh của công dân nước ngoài vào EU có thể áp dụng chung đối với tất cả mọi người.

Liên quan đến vấn đề di cư, EC hỗ trợ những người trong tình trạng bất thường - những người mà lực lượng tuần tra cho rằng họ đến trực tiếp từ quốc gia thành viên khác.

1 Chau Au Song Gio Vi Van De Di Cu Cuoc Khung Hoang Gay Chia Re Lau Dai

Trái với những gì mà một số chính trị gia tuyên bố, các cơ chế đóng cửa biên giới bên ngoài đang hoạt động. Năm 2020, số lượng người qua lại biên giới không thường xuyên là 125.100 lượt, mức thấp nhất trong 7 năm.

Các yêu cầu xin tị nạn giảm 26% vào đầu năm 2021 so với năm 2019.

Tuy nhiên, EC - cũng như Frontex - đã ghi nhận tình trạng gia tăng nhập cảnh hoặc cố gắng nhập cảnh vào EU trong năm 2021 so với năm 2020.

Ông Yves Pascouau nhấn mạnh, đó là một bức tranh cho thấy các hành động và biện pháp được áp dụng từ năm 2015 đã không tạo ra bất kỳ tác dụng nào.

Sự đồng thuận chết người

Vụ chìm tàu khiến ít nhất 27 người thiệt mạng ở biển Manche ngày 24/11 làm dấy lên những phản ứng phẫn nộ.

Sự việc này đã minh họa một cách hoàn hảo cho chính sách "thân ai người đấy lo".

Ông Steve Valdez-Symonds, Giám đốc phụ trách vấn đề di trú của Tổ chức ân xá quốc tế tại London, đã tố cáo Anh và Pháp.

Ông Steve nhận xét: “Thật lạ kỳ khi hai trong số các quốc gia giàu nhất thế giới tham gia cuộc chiến chính trị này bằng cách đùa giỡn với số phận của một số rất nhỏ những người không những có quyền được bảo vệ mà còn cần bảo vệ khẩn cấp.

Trong khi đó, Anh và Pháp kỳ vọng các quốc gia nghèo hơn và kém ổn định hơn sẽ có trách nhiệm lớn đối với việc tiếp đón những người tị nạn, một phần với hy vọng rằng, sẽ có ít người đến xin tị nạn hơn ở hai quốc gia giàu có này".

Theo ông Yves Pascouau, những gì đã xảy ra ở Calais, giống như những gì đang xảy ra ở Địa Trung Hải hoặc ở biên giới đất liền phía Đông từ Lithuania đến Hy Lạp, "chứng tỏ rằng các chính sách đóng cửa đang được ủng hộ ngày nay là những chính sách chết người".

Ông nói: “Càng đóng cửa, chúng ta càng tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các mạng lưới mafia".

Sự hiện diện của những người di cư trên Bờ biển Opal hoặc Bờ biển La Côte ở Bỉ, những người sống sót trong điều kiện khủng khiếp với hy vọng đến được Vương quốc Anh, khiến toàn bộ EU lo ngại.

Trong số đó, nhiều người xin tị nạn đã sống ổn định ở các nước châu Âu khác, nhưng bị từ chối gia hạn bảo hộ, hoặc sợ bị trả về nước thứ ba nên tìm cách rời khỏi EU.

Việc cải cách quy chế Dublin, mà quốc gia thành viên đầu tiên nơi lưu trữ dấu vân tay hoặc đơn xin tị nạn có trách nhiệm đối với yêu cầu tị nạn của một người, vẫn chưa được bàn đến.

Ông Steve Valdez-Symonds tin rằng, về vấn đề chia sẻ sự tiếp nhận, việc không có sự đồng thuận của châu Âu là một yếu tố gây mất cân bằng và thụt lùi đối với Công ước Geneva về người tị nạn.

Vấn đề di cư dai dẳng

Không khó để nhận ra, vấn đề di cư vẫn là điểm chính của hợp tác châu Âu, đồng thời trong suốt 12 năm qua, trong số 5 cuộc khủng hoảng lớn mà EU đã trải qua - khủng hoảng tài chính, khủng bố, di cư, Brexit, khủng hoảng y tế - thì cuộc khủng hoảng di cư là cuộc khủng hoảng duy nhất gây chia rẽ các quốc gia một cách dai dẳng.

Ông Yves Pascouau kêu gọi EU thay đổi mô hình: "Vấn đề mà các quốc gia phải tự đặt ra là liệu họ có muốn sa lầy vào một chính sách kiểm soát không có giới hạn, hay họ có thể nói rằng, chính sách kiểm soát này phải được kết hợp với các hành động khác".

Đức, quốc gia có số lượng người tị nạn nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình của EU (1,5% dân số so với 0,6% cho tất cả 27 nước), sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập tịch và thu hút người nước ngoài.

Berlin cho biết, họ cần 400.000 người nhập cư vì lý do kinh tế và nhân khẩu học.

Chính sách di cư của EU vẫn là bài toán chưa được giải trong năm 2021.

Việc tìm kiếm thỏa thuận về đề xuất mới nhất của EC nhằm giảm các tuyến đường tiếp cận bất hợp pháp của châu Âu vẫn chưa có đáp án.

Di cư đã và vẫn là một vấn đề gây chia rẽ mạnh mẽ châu Âu.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày