Đức có kế hoạch hạ thấp ngưỡng sở hữu nước ngoài của các công ty xuống 10% cổ phần của công ty, giảm từ 25%.
Đức và các quốc gia EU khác đã lên tiếng lo ngại trong những năm gần đây khi các công ty Trung Quốc đã mua, hoặc mua cổ phần kiểm soát tại các công ty công nghệ cao, sân bay và vận hành cảng biển.
Bản cập nhật của Quy chế Ngoại thương sẽ tăng cường sức mạnh chính phủ để xem xét và khả năng ngăn chặn mua lại từ nước ngoài trong các công ty quan trọng đối với các cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc phòng Đức.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện, cùng với Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: SCMP)
Quy chế bao gồm quân đội, an ninh IT và các công ty năng lượng, các nhà sản xuất thực phẩm, theo nhật báo kinh doanh Handelsblatt.
Tỷ phú Trung Quốc Li Shufu đã mua gần 10% cổ phần của nhà sản xuất Mercedes-Benz, Daimler. (Ảnh: SCMP)
Báo động gia tăng tại Đức về việc mất đi những bí quyết đáng giá kể từ khi công ty thiết bị khổng lồ Midea của Trung Quốc vào giữa 2016 đã tiếp quản nhà cung cấp robot công nghiệp Kula của Đức.
Giữa năm 2017, Đức đã siết chặt giám sát các công ty tiếp quản ngoài EU, tăng thời gian gấp đôi lên 4 tháng rà soát mở rộng phạm vi các lĩnh vực. Vào tháng Hai, tỷ phú Trung Quốc Li Shufu đã mua gần 10% cổ phần trong công ty mẹ của Mercedes-Benz, Daimler.
CEO Dieter Zetsche của Mercedes, Daimler. (Ảnh: Jacky Naegelen/Reuters)
Tuy nhiên, vào tháng 7, nhà nước đã mua cổ phần thiểu số trong công ty truyền tải điện 50Hertz, lấy những lý do an ninh quốc gia, nhằm ngăn cản các nhà đầu tư Trung Quốc thâu tóm một phần công ty này.
Đức đã thảo luận các bước bảo vệ tương tự cấp EU với Pháp và Ý.
Triệu Hằng
© 2024 | Thời báo ĐỨC