Bộ trưởng Quốc phòng Đức: Giờ không phải lúc thảo luận về tư cách thành viên NATO của Ukraine

"Cánh cửa đang hé mở, nhưng đây không phải là lúc để quyết định", ông Pistorius nói vào cuối ngày 20/4 trpng chương trình Maybrit Illner của ZDF, đồng thời cho biết thêm rằng Ukraine đã nhận thức được tình hình.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhanh chóng bác bỏ quyết định khuyến khích Ukraine trở thành thành viên NATO trong lúc này.

1 Bo Truong Quoc Phong Duc Gio Khong Phai Luc Thao Luan Ve Tu Cach Thanh Vien Nato Cua Ukraine

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius. Ảnh: Reuters

NATO đã hỗ trợ Ukraine trong suốt cuộc xung đột với Nga, với việc các quốc gia thành viên cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, Kiev muốn liên minh quân sự cung cấp cho nước này tư cách thành viên.

Pistorius cho biết quyết định để Ukraine gia nhập liên minh không thể được đưa ra chỉ vì sự đoàn kết mà phải "với một cái đầu lạnh và một trái tim nóng".

Bộ trưởng cho biết thêm, khả năng Ukraine trở thành thành viên của NATO hoặc Liên minh châu Âu (EU) sẽ không được thảo luận tại cuộc họp Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine lần thứ tư tại Căn cứ Không quân Ramstein của Mỹ ở miền nam nước Đức hôm 21/4.

Bình luận của ông Pistorius được đưa ra sau chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg tới Ukraine kể từ khi xung đột bắt đầu 14 tháng trước, nơi ông mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào tháng 7, nói về khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO và đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho đất nước. 

Ngày 19/4, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov thông báo trên Twitter: “Hôm nay, bầu trời chúng ta trở nên an toàn hơn vì các hệ thống phòng không Patriot đã đến Ukraine”.

Cuối năm 2022, Mỹ cam kết sẽ cung cấp cho Kiev các hệ thống phòng không Patriot trong bối cảnh Nga liên tiếp tiến hành các cuộc không kích nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp Ukraine.

Tổng thống Zelensky nói rằng hệ thống này sẽ thúc đẩy đáng kể năng lực phòng vệ của Kiev trước các cuộc không kích của Nga.

Đầu năm nay, Đức tuyên bố sẽ gửi một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến tới Ukraine. Hà Lan cũng cho biết sẽ sẽ cung cấp cho Ukraine hệ thống Patriot và một số tên lửa.

Patriot là một hệ thống đánh chặn phòng thủ tên lửa di động, đặt trên mặt đất. Hệ thống này có thể phát hiện, theo dõi và phá hủy máy bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật hoặc tầm ngắn.

Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày