30.000 người di cư đã biến mất ở Đức 'không để lại dấu vết' ?

Theo Bild báo cáo vào hôm thứ năm, 30.000 người xin tị nạn bị từ chối đã mất tích mà không có dấu vết ở Đức. Và thông tin này ngay lập tức đã sớm được đưa lên các phương tiện truyền thông quốc tế. Tuy nhiên vấn đề duy nhất ở đây là thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.

Bild đã mô tả vụ việc là "vụ mất tích tai tiếng", tuyên bố rằng các nhà chức trách Đức - thông qua sự xáo trộn nghiêm trọng - đã làm ‘mất tích’ khoảng 30.000 người di cư đã được yêu cầu rời khỏi đất nước.

Tờ báo trích dẫn số liệu của chính phủ từ tháng 12 năm 2016 cho thấy 54.437 người tị nạn được tin là đã ở Đức vào thời điểm họ bị yêu cầu rời khỏi. Đồng thời, chỉ có 23.617 người trong số này đã rút tiền trợ cấp phúc lợi mà họ được hưởng theo luật tị nạn của Đức.

Bild đã trừ đi số người đăng ký hỗ trợ tài chính nhà nước từ tổng số người được cho biết để kết luận rằng "cơ quan có thẩm quyền không có thông tin gì 30.820 người khác."

Báo cáo đã sớm được Deutsche Welle và Breitbart dịch sang tiếng Anh và đăng tải trên các phương tiện truyền thông khác.

 

132 1 30000 Nguoi Di Cu Da Bien Mat O Duc Khong De Lai Dau Vet

Hình ảnh minh họa

Nhưng nghiên cứu của blog bildblog.de, điều tra độ tin cậy của báo cáo phương tiện truyền thông, đã xác lập rằng báo cáo Bild là hoàn toàn không chính xác.

Bildblog.de chỉ ra rằng số liệu cho những người đã được yêu cầu rời khỏi đất nước không chỉ bao gồm người không được chấp nhận xin tị nạn. Họ cũng có thể là khách du lịch có thị thực đã hết hạn.

Do đó, blog đã liên lạc với Bộ Nội vụ để tìm hiểu. Bộ này đã trả lời đúng rằng chỉ có 49 phần trăm những người tị nạn không được chấp nhận buộc phải rời đi vào tháng 12 năm 2016, có nghĩa là trong số 54.437 chỉ có 26.674 người đã bị từ chối vì tị nạn. Con số này sau đó đã được xác nhận bởi các phương tiện truyền thông khác, trong đó có trang web Bento của Spiegel.

Dựa vào số liệu chính xác hơn do Bộ Nội vụ cung cấp, số liệu cho thấy 3.057 người xin tị nạn bị từ chối không được đăng ký vì các khoản trợ cấp mà họ được hưởng vào tháng 12 năm ngoái.

Nhưng ngay cả điều này cũng không chứng minh được rằng khoảng 3.000 người đã ‘mất tích’ ở Đức. Một số người có thể dựa vào lợi tức của họ, trong khi những người khác có thể ở cùng với các thành viên trong gia đình, blog cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên Bild đưa ra báo cáo về người tị nạn trong năm nay. Vào tháng hai, tờ báo lá cải buộc phải thừa nhận sai lầm về một báo cáo về các cuộc tấn công tình dục của người di cư ở Frankfurt.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày