Cơ quan lập pháp quy định đối với việc trốn thuế sẽ bị phạt bằng tiền hoặc bị phạt từ 01 đến 05 năm. Trong những trường hợp trốn thuế đặc biệt nghiêm trọng có thể phải đối mặt với án phạt tù lên đến 10 năm.
Tuy nhiên người trốn thuế không nhất thiết phải vào tù. Bản án còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Giá trị của khoản trốn thuế, động cơ và mục tiêu của người phạm pháp, người phạm pháp có cố gắng sửa chữa sai lầm không?
Lần đầu tiên Toàn án liên Bang đã vạch ra đường hướng xử phạt là dựa trên khoản tiền trốn thuế. Trong đó các vị thẩm phán đã tăng mức phạt một cách rõ rệt đối với người trốn thuế (BGH, Az.1 StR416/08):
Phạt tiền đối với số tiền trốn thuế nhỏ
Đối với các khoản trốn thuế đến 50.000 euro, toà án thường xử bằng tiền phạt, đối với các khoản lên tới 100.000 euro sẽ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Từ 100.000 euro trở lên thì toà án liên bang thường xử phạt tù giam nhưng cũng có thể tại ngoại.
Ngược lại, một toà án ở Liechtenstein đã sử phạt LGT Treuhand phải đền bù 7,3 triệu Euro cho một người Đức trốn thuế. Người Đức này đã đòi được đền bù sau khi anh ta bị quy tội trốn thuế do một đĩa CD chứa dữ liệu bị lấy trộm.
Toà án đã cho rằng ông ta có lý khi trình bày rằng LGT Treuhand đã thông báo quá muộn về việc mất dữ liệu khách hàng này.
Mặc dù bản án còn chưa có hiệu lực pháp lý, nhưng điều đó có thể mang tính định hướng cho các công dân Đức khác muốn theo đuổi những vụ kiện tương tự. Người Đức này muốn kiện tới toà án cấp cao hơn và đòi số tiền bồi thường lên tới 13.7 triệu Euro.
Bà con Kiều bào khi về Việt Nam mang theo số tiền lớn hơn 10.000,- Euro sẽ gặp rắc rối với cơ quan Hải quan, thuế vụ Đức nếu không khai báo hoặc chứng minh được nguồn tiền.
Đặc biệt khi đang hưởng trợ cấp xã hội (Hartz 4).
Trường hợp cầm hộ tiền bạn bè nhờ gửi sẽ bị Hải quan Đức ghi lại địa chỉ và số tiền trong mỗi bì thư cầm theo khi xuất cảnh, để tiếp tục điều tra sau khi sang phép.
Tuấn Phúc (Berlin, Đức)
© 2024 | Thời báo ĐỨC