Cha mẹ phải hỗ trợ tài chính cho con trong thời gian học đại học. Điều này áp dụng khi cha mẹ đủ khả năng kinh tế và người con đang theo học khóa đào tạo đầu tiên Erstausbildung.
Trong thời gian này, cha mẹ được nhận tiền con Kindergeld.
Nếu Kindergeld được chuyển trực tiếp cho con, sẽ được tính hoàn toàn vào tiêu chuẩn cấp dưỡng. Nếu thu nhập của cha mẹ quá thấp, người con có thể đệ đơn xin trợ cấp đào tạo BaföG.
Ngay cả khi con nhận BaföG, bố mẹ vẫn có tiêu chuẩn xin Kindergeld.
Những người theo học cử nhân đa số được nhận Kindergeld, do chủ yếu theo học khóa đào tạo đầu tiên.Những người theo học thạc sỹ cũng được nhận Kindergeld, với điều kiện chương trình học cử nhân và thạc sỹ có liên quan chặt chẽ đến nhau và thời gian ngắt quãng giữa hai khóa đào tạo không quá dài. Khi đó, chương trình thạc sỹ vẫn được tính vào khóa đào tạo đầu tiên.
Trong thời gian học thạc sỹ, người con được phép làm việc thoải mái mà không ảnh hưởng đến Kindergeld. Nếu không đáp ứng những chỉ tiêu trên, chương trình thạc sỹ sẽ bị tính vào khóa đào tạo thứ hai.
Khi đó Bảo hiểm gia đình Familienkasse chỉ trả Kindergeld, khi người con làm việc không quá 20 tiếng/tuần.
Điều kiện cơ bản để nhận Kindergeld là người con dưới 25 tuổi. Khác với quy định xét tiền con, đối với bản thân người con, chương trình học thạc sỹ được tính vào khóa đào tạo thứ hai.
Điều này có lợi, do chi phí học được khấu trừ thuế hoàn toàn vào chi phí đi lại phục vụ công việc Werbungskosten.
Do đó, Bảo hiểm gia đình và Sở Tài chính cố gắng kết luận nhiều trường hợp thuộc chương trình đào tạo thứ hai để giảm số người nhận tiền con.
Tuy nhiên, Tòa án Tài chính Liên bang đứng về phía cha mẹ, phán, tốt nghiệp khóa học nghề đầu tiên không nhất thiết đồng nghĩa với việc tốt nghiệp chương trình đào tạo đầu tiên Erstausbildung theo Luật tiền con Kindergeldrecht, mà phụ thuộc nhiều vào nghề nghiệp mong muốn của người con.
Chương trình đào tạo nâng cao được xem là một phần của khóa đào tạo đầu tiên, do thời gian và chuyên ngành liên quan chặt chẽ đến chương trỉnh học cử nhân trước đó, tức mở rộng và chuyên sâu để giúp sinh viên đạt được nghề nghiêp mong muốn (phán quyết ngày 3.9.2015, số VI R 9/15).
Trong trường hợp cụ thể, sau khi tốt nghiệp ngành Toán kinh tế hệ cử nhân vào tháng 4.2013, nguyên đơn tiếp tục học tiếp lên thạc sỹ ngành này. Trong quá trình học, nguyên đơn làm trợ giảng với tổng thời gian 80 tiếng một tháng.
Ngoài ra còn đi dạy phụ đạo 1,5 tiếng một tuần nên vượt ngưỡng 20 tiếng/tuần.
Do đó, Bảo hiểm gia đình cắt tiền Kindergeld từ tháng 5.2013 với lập luận chương trình thạc sỹ là chương trình đào tạo thứ 2.
Tuy nhiên, BFH phản đối quyết định này, công nhận chương trình thạc sỹ thuộc khóa đào tạo đầu tiên.
Hồng Anh-Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Thời báo ĐỨC