Những thông tin cần biết khi Bạn khi thuê Lao động thu nhập thấp (tức Minijob) ở Đức.
Minijob dùng để chỉ những công việc có thu nhập tối đa 450 Euro. Công việc này có lợi cho cả hai bên.
Nhân viên không phải đóng tiền bảo hiểm và thuế, còn chủ lao động thì dễ tìm được người làm và giấy tờ, khai bảng lương cũng đơn giản hơn.
Những thông tin cần biết:
Đối với Minijob, mức lương 200 €, 350 € hay 450 € người chủ phải đóng bảo hiểm khoảng 33 % cho tổ chức Knappschaft bao gồm y tế và hưu trí. Nhưng chỉ là phần của chủ lao động, nhân viên không có bảo hiểm y tế (AOK) và hưu trí.
Nếu kí từ 451,00 € trở lên thì nhân viên mới có quyền lợi đó.
Ví dụ: 450 € + 148,5 € (33%) = 598,5 € hàng tháng chủ phải chịu hết.
Từ 01.01.2017, lương tối thiểu tăng lên 8,84 €/giờ.
Do đó, người làm Minijob không được làm quá quá 50,9 giờ/tháng (450€/8,84 €). Nếu vượt quá số giờ trên, công việc sẽ được coi như công việc chính và cả chủ lao động và người làm đều phải đóng bảo hiểm.
Một nhân viên có một công việc chính đã đóng bảo hiểm thì chỉ được phép đi làm thêm 1 Minijob, không quan trọng thu nhập thêm 200 € hay 350 €.
Minijob thứ 2 sẽ phải đóng bảo hiểm coi như cộng vào thu nhâp chính. Đối với những lao động không có công việc chính (toàn thời gian hay bán thời gian) có thể làm bao nhiêu Minijob ở nhiều nơi khác nhau đều được, miễn sao tổng thu nhập không quá 450 €.
Ngoài công việc chính trong cửa hàng thì người chủ không được phép kí tiếp Minijob cho chính người đó trong cửa hàng đấy, nhưng có thể kí Minijob cho người đó trong cửa hàng khác, nếu người chủ có nhiều cửa hàng.
Ví dụ:
Bạn có tiệm Nail và kí lương cho nhân viên (công việc chính). Nếu bạn có thêm một quán ăn, bạn vẫn có thể kí thêm công việc 450 Euro cho nhân viên này được.
Quan trọng là hai cửa hàng phải có hai tên tiệm khác nhau, chứ không cần thiết phải khác chủ.
Vẫn có trường hợp được phép quá 450 € cho 3 tháng trong năm, bất kể rơi vào tháng nào.
Đó là khi có một sự kiện nào đó, ví dụ những tháng rất đông khách như ở vùng du lịch đông khách theo mùa hay những chuyện xảy ra ngoài ý muốn.
- Chủ lao động bắt buộc phải nghi lại giờ làm việc của nhân viên để khi hải quan kiểm tra bất ngờ có thể chứng minh được.
- Trước khi đăng kí lao động, nhất là ngành quán ăn, phải yêu cầu người lao động đến Hãng bảo hiểm hưu trí Deutsche Rentenversicherung đăng kí và nhân viên nào cũng phải điền vào mẫu khai về bản thân (Personalfragebogen) như tên tuổi, steuer-ID, sozialversicherungsnummer, có làm thêm chỗ nào khác không…Chủ lao động sẽ nộp tờ khai này cho người làm thuế và để họ dựa theo đó làm bảng lương hàng tháng.
Trong trường hợp không đăng kí lao động và bị kiểm tra, có thể giải thích với hải quan là chưa kịp đăng kí, nhưng những nhân viên hải quan không lạ gì “chiêu trò” này. Khi đó, có thể bị quy vào tội thuê lao động chui.
Mức phạt có thể lên đến 25.000€, tuỳ theo nhiều yếu tố.
Đào Xuân Ngọc - Hamburg
© 2024 | Thời báo ĐỨC