Người bán hàng phải hoàn trả tiền cả khi người mua gửi trả hàng chậm hơn kỳ hạn đã thỏa thuận?

Việc nguyên đơn đòi lại tiền hàng cũng không đi ngược lại với nguyên tắc tin cậy và tín nhiệm hay thuận mua vừa bán giữa người mua và người bán.

Vào ngày 24-5-2017, nguyên đơn (người mua hàng) đã đặt mua trên trang bán hàng trực tuyến của bị cáo (người bán hàng) khá nhiều đồ với tổng giá trị là 1.627 Euro. Cùng ngày hôm đó, bị cáo đồng thời gửi thư điện tử xác nhận đơn đặt hàng với nguyên đơn, trong đó bao gồm cả một điều khoản về việc hoàn trả lại hàng cũng như hủy đơn hàng.

Vào ngày 6-6-2017, người mua hàng đòi hủy đơn hàng và đã gửi trả lại một phần lớn số hàng với tổng giá trị là 1.592 Euro. Tuy nhiên, trong đợt gửi trả hàng lần đầu, người mua hàng chỉ gửi một phần số hàng và ghi chú trên giấy hoàn trả hàng là “trả hàng đợt 1 (tổng cộng 2 đợt)”. Vào ngày 10.7.2017, chiếu theo số hàng này, người bán đã hoàn trả cho nguyên đơn 692 Euro. Nhưng phải đến tận ngày 8.11.2017, nguyên đơn mới gửi trả số hàng đợt 2 – đây cũng chính là số hàng khiến hai bên xảy ra tranh chấp.

132 1 Nguoi Ban Hang Phai Hoan Tra Tien Ca Khi Nguoi Mua Gui Tra Hang Cham Hon Ky Han Da Thoa Thuan

Số hàng này được chuyển đến tay người bán vào khoảng ngày 10.11.2017. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 11 đó, không ai trong số nguyên đơn và cả bị cáo liên lạc với nhau, bị cáo không đòi tiếp số hàng đợt 2, nguyên đơn cũng im lặng, không tiếp tục gửi trả hàng nữa. Vào ngày 22.11.2017, người bán hàng (bị cáo) đã gửi thư điện tử xác nhận đã nhận được đợt hàng thứ 2, đồng thời cũng nhấn mạnh sẽ không nhận lại số hàng này và không hoàn trả tiền vì người mua gửi trả hàng quá muộn. Người mua khởi kiện người bán ra tòa Münster.

Tòa án nhận thụ lý vụ việc đã xét xử, bị cáo phải trả nốt cho nguyên đơn 900 Euro tiền hàng còn thiếu, bởi nguyên đơn đã trả hàng đầy đủ đúng như điều khoản hủy đơn hàng mà bị cáo ghi chú trong thư (điều 355 Bộ luật công dân). Tòa đồng thời nhấn mạnh, vào ngày 10.11.2017, sau khi bị cáo nhận hàng đợt 2 là đã chấp nhận nguyên đơn trả lại hàng và không thể từ chối được nữa, bởi bị cáo thật sự có thu nhận số hàng đó. Nguyên đơn không hề bị tước quyền hoàn trả hàng, dù người này đã gửi hàng muộn vài tháng chứ không gửi hàng ngay hoặc trong vòng 14 ngày như điều khoản hủy đơn hàng ghi chú (điều 357 đoạn 1 Bộ luật công dân). Quan trọng là sau khi nhận được đợt hàng đầu tiên, bị cáo (người bán) vốn phải biết rằng sẽ còn đợt hàng số hai được nguyên đơn gửi trả nữa, chứ không phải như vậy đã xong, nhất là các hàng hóa được vẫn chuyển trong việc buôn bán trực tuyến thường xuyên bị chậm trễ.

Lan Anh


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày