Người gửi: Nam
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo Điều 10 Luật quốc tịch Đức (STAG), người đệ đơn vào quốc tịch Đức phải đủ các điều kiện sau: 1. Có giấy phép cư trú tại thời điểm đệ đơn và cư trú hợp pháp từ 8 năm trở lên. 2. Đảm bảo cuộc sống cho mình và các thành viên trong gia đình. 3. Đủ điều kiện nhà ở theo quy định. 4. Đóng bảo hiểm y tế. 5. Nếu tự hành nghề phải đóng bảo hiểm y tế và mất sức. 6. Tiếng Đức đủ để giao dịch theo luật mới phải có chứng chỉ B, tiếng Đức và thi đỗ trắc nghiệm (Einbürgerungstest). 7. Không phạm tội tại CHLB Đức . 8. Thừa nhận luật pháp CHLB Đức 9. Từ bỏ quốc tịch mình đang có.
Tuy nhiên theo điều 9-8 Luật quốc tịch (StAG) Nếu có vợ hoặc chồng là công dân Đức thì chỉ cần có thời gian cư trú hợp pháp tại CHLB Đức ít nhất là 3 năm và có 2 năm chung sống là hôn thú với nhau. Như vậy, nếu bạn muốn sang Đức định cư thì bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Chúng tôi xin tư vấn để bạn đáp ứng điều kiện đầu tiên :”Có giấy phép cư trú tại thời điểm đệ đơn và cư trú hợp pháp từ 8 năm trở lên” . Từ đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện còn lại về tài chính, kinh tế, quốc tịch,… đủ các điều kiện trên thì bạn, gia đình bạn được nhập quốc tịch tại Đức.
* Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức qui định những trường hợp sau đây cần xin cấp thị thực dài hạn: – Đoàn tụ gia đình. – Đi du học. – Đi trông trẻ tại Đức. – Đi làm việc. – Kết hôn/ đoàn tụ với vợ hoặc chồng tương lai (tức là chưa kết hôn)
Đoàn tụ gia đình tức là trường hợp người vợ/người chồng, người cha/mẹ hoặc con cái ở hai quốc gia khác nhau, trong đó có một người ở Đức ( chẳng hạn người cha đang ở Đức, còn người con đang ở Việt Nam). Và nay người cha ở Đức muốn bảo lãnh người con của mình qua Đức đoàn tụ gia đình (chung sống).
Như vậy, trường hợp của bạn có thể xếp vào trường hợp đoàn tụ gia đình để được cấp thị thực dài hạn.
* Thủ tục, Hồ sơ xin cấp thị thực đi đoàn tụ gia đình:
– Về phía người xin cấp thị thực:
1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2 bản, lấy từ trang chủ của Đại sứ quán: www.hanoi.diplo.de), khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh. 2. 2 ảnh mới chụp, phông nền trắng, chụp chính diện.
3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực.
4. Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ A1 theo “Danh mục tham khảo chung châu Âu về ngôn ngữ” do Hội đồng châu Âu soạn thảo.
5. Các giấy tờ chứng minh minh quan hệ họ hàng (ví dụ: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước) đã được chứng nhận lãnh sự, phải nộp bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc lưu tại cơ quan cấp.
Lưu ý: Trong phần chứng nhận lãnh sự của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại Việt Nam giao phải nêu rõ cơ quan cấp giấy tờ (chẳng hạn: UBND). 6. Trường hợp trẻ vị thành niên đi đoàn tụ với một bên cha mẹ tại Đức phải nộp giấy cam kết có chứng thực chữ ký của bên cha mẹ kia đồng ý cho trẻ em đi sang Đức đoàn tụ và bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy CMND của bên cha mẹ ký giấy cam kết.
7. Bên cạnh giấy cam kết còn cần phải có giấy tờ chứng minh về “quyền nuôi con” như: Quyết định của tòa án về quyền nuôi con, quyết định ly hôn, giấy chứng tử hoặc quyết định của tòa án tuyên bố bên cha mẹ kia mất tích.
8. Ngoài ra còn phải nộp sổ hộ khẩu gia đình có ghi địa chỉ thường trú hiện tại của trẻ em.
– Về phía người bảo lãnh tại Đức:
1. Giấy mời không cần theo mẫu (Ví dụ: mục đích “đoàn tụ gia đình“). 2. Bản sao công chứng hộ chiếu (phải sao tất cả các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh…).
3. Bản sao quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước (nếu có). 4. Nếu người bảo lãnh không có quốc tịch Đức thì phải nộp bằng chứng về thu nhập (Chứng nhận mức thu nhập hiện nay, ít nhất là của 3 tháng gần nhất / nếu người mời hành nghề tự do thì phải nộp bản báo cáo tài chính của năm trước) và bằng chứng về nhà ở (Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà).
5. Giấy chứng nhận đăng ký cư trú.
Trong từng trường hợp cụ thể có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác, việc này sẽ được nhân viên nhận hồ sơ của sứ quán thông báo cho người xin cấp thị thực biết bằng văn bản.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
© 2024 | Thời báo ĐỨC