Với ước tính 81,8 triệu người vào tháng 1 năm 2010, Đức là quốc gia đông dân nhất Liên minh châu Âu và là nước đông dân thứ 15 trên thế giới.
Mật độ dân số của Đức là 229,4 người/km².
Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc liệt Đức là nước có số người nhập cư cao thứ ba toàn cầu, khoảng 20% dân số Đức không có hộ chiếu Đức hoặc là hậu duệ của những người nhập cư.
Sự phát triển cơ cấu dân số thể hiện ba xu hướng: tỷ lệ sinh thấp, tuổi thọ tăng và xã hội già hóa.
Tỷ lệ sinh cao nhất Đức có được là năm 1964 với 1,357 triệu trẻ sơ sinh chào đời.
Từ đó tỷ lệ sinh luôn ở mức thấp hơn (năm 2014 chỉ có 715.000 trẻ sơ sinh chào đời).
Từ năm 1975 mức sinh chỉ dao động nhẹ trong khoảng 1,3 trẻ một phụ nữ.
Vì thế từ 35 năm nay thế hệ con cái ít hơn thế hệ bố mẹ khoảng một phần ba về số lượng – ngày nay nhóm 50 tuổi lớn gấp đôi nhóm trẻ sơ sinh về số lượng.
Đồng thời tuổi thọ cũng tăng lên. Tuổi thọ trung bình của nam giới là 77 tuổi, của phụ nữ là 82 tuổi.
Sự biến đổi cơ cấu dân số với những hậu quả sâu sắc đối với phát triển kinh tế và các hệ thống xã hội được giảm nhẹ nhờ nhập cư.
20,3% người sống ở Đức (16,4 triệu người) có nguồn gốc di cư.
Trong số đó 9,2 triệu người có quốc tịch Đức, 7,2 triệu người là người nước ngoài.
Thành viên của bốn dân tộc thiểu số quốc gia được công nhận là „tồn tại lâu đời“ và được bảo vệ và hỗ trợ đặc biệt:
- người Đan Mạch (50.000) và nhóm dân tộc Friesen (60.000) ở Bắc Đức,
- người Sorben ở vùng Lausitz (60.000) dọc biên giới Đức-Ba lan
- và người Sinti và Roma quốc tịch Đức (70.000).
Lê Bình
Theo nguồn: wikipedia/bundesregierung.de
© 2024 | Thời báo ĐỨC