Biết làm theo từ “Không”
Khi bắt đầu có ý thức và hiểu biết, từ vựng đầu tiên mà các bé có thể hiểu và “nạp” vào đầu nhanh chóng là “không”. Vì vậy, khi nói “không” với bé, mẹ Đức luôn nói nghiêm túc, rõ ràng để bé hiểu được đúng nghĩa của từ này.
Từ “không”, khi được nghe mẹ lặp đi lặp lại nhiều lần, trong đầu bé sẽ hình thành một phản xạ có điều kiện, sau này chỉ cần nghe mẹ nói “không” là bé tự ý biết mình không được phép làm việc đó.
Đối với trẻ lớn bắt đầu hình thành cái tôi cá tính riêng nên chúng thường đưa ra nhiều lý lẽ để thoát khỏi từ “không” này của các bậc sinh thành. Các mẹ Đức rất cứng rắn để giải thích cho trẻ hiểu tại sao lại không. Sự thống nhất ngay từ đầu những quy định giữa cha mẹ với nhau và giữa cha mẹ với con cái cũng là điều hết sức quan trọng.
Khi người mẹ đã nói “không” thì hẳn nhiên cha không thể nói “có”. Nếu để xảy ra sự bất đồng này, đứa trẻ sẽ biết mình có thêm đồng minh và quay ngược lại chống đối mẹ. Nhưng khi được sự đồng tình của cả hai, trẻ sẽ hiểu điều đó không được phép làm.
Mẹ Đức cũng là những người rất biết nhìn nhận mình không phải luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. Khi con của họ có lý, họ sẵn sàng nghe con nói “không”.
Nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt
Người Đức nhìn nhận khả năng của con theo cái mà chúng có chứ không nhìn sang con của những người khác để so sánh và gây áp lực với con. Họ quan niệm mỗi đứa trẻ đều có điểm hơn và kém, vì thế họ để chúng phát triển như chúng lớn lên và phát triển theo cách riêng khác nhau.
Dạy trẻ tự lập
Người Đức rất ghét sự muộn giờ vì đúng giờ với họ là sự công bằng và là phép lịch sự tối thiểu của một người có đạo đức. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, trẻ em Đức đều được rèn làm việc đúng giờ, đến đúng hẹn… Tất cả được thực hiện như một thói quen.
Không tùy tiện tán dương con
Khen ngợi, khích lệ con là đúng nhưng phải đúng lúc và đúng việc. Mẹ Đức không tùy tiện khen con khi trẻ làm những việc chúng nên làm. Khi đã khen, bà mẹ Đức sẽ chỉ cho trẻ thấy ý nghĩa của việc làm trẻ mang lại, thành tích mà trẻ đạt đến, tính cách vượt trội của con và tinh thần làm việc… Theo họ, điều đó có ích hơn cho chặng đường phát triển lâu dài của con.
Dạy trẻ cách tiêu tiền
Với nhiều người, việc tiêu tiền chỉ tội làm hư trẻ. Nhưng người Đức thì khác. Họ cho rằng trẻ con nên biết cách tiêu đồng tiền cho đúng. Người mẹ Đức cho con mình một đồng và dặn nó thật kỹ rằng nó chỉ một đồng để tiêu cho điều gì cần thiết. Vì thế đứa trẻ sẽ phải cân nhắc dùng tiên để mua quà vặt, mua ô tô, hay cất dành cho một lần khác.
Khi trẻ con Đức đi chợ cùng bố hoặc mẹ, chúng không được phép đòi cái này cái kia hoặc nếu được mua đồ cho, chúng không được phép chê bai.
Nếu đứa trẻ mới tập để làm quen điều này nằm ra ăn vạ, chúng sẽ bị bỏ mặc cho đến khi khóc chán và chạy theo mẹ. Trẻ sẽ dần biết cách để phản ứng vào những lần sau.
Mỗi khi đến quầy tính tiền, mẹ Đức sẽ giao tiền cho trẻ trả và không quên nhắc con nếu mang đồ ra khỏi cửa hàng mà chưa thanh toán là điều phạm pháp không được phép làm. Đó cũng là cách mẹ dạy cho trẻ biết đồ vật có giá bao nhiêu? gia đình thường dùng những mặt hàng nào? đồ dùng gì sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình?
Tuy nhiên, mẹ Đức không dạy con tiền là tất cả. Họ không đáp ứng cho mọi đòi hỏi của con vì điều đó sẽ làm trẻ học tính đua đòi, sa vào vật chất và khi không có sẽ nảy sinh tính trộm cướp. Đối với đồ vật của bạn bè, trẻ con Đức không bao giờ được phép lấy mang về.
Hy vọng những điều bổ ích trên đây cũng sẽ gợi cho bạn nhiều phương pháp giáo dục hiệu quả để áp dụng cho con yêu của mình.
Tổng hợp
© 2024 | Thời báo ĐỨC