Tiền lương và đi làm ở nước Đức

Ở Đức thì có nhiều cơ hội kiếm tiền, phụ thuộc bạn làm ngành gì, nghề gì hay công việc gì.

Hồi xưa mình học môn kinh tế chính trị mình ấn tượng nhất phần nói về tiền lương: Tiền lương được phân chia làm 2 loại: Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.

Tiền lương phải đủ để một người lao động có thể chi trả tiền nhà, tiền ăn và những chi phí sinh hoạt của cuộc sống nhằm đáp ứng đủ những nhu cầu tối thiểu để tái tạo lại sức lao động, thậm chí còn có thể nuôi sống được cả gia đình của người lao động (vợ con) thì mới đúng là tiền lương thực tế.

Ở Đức hay các nước phát triển hầu như họ đều đã thực hiện được việc chi trả tiền lương thực tế cho người lao động. Tiền lương ở VN vẫn chỉ là tiền lương danh nghĩa, bởi nền kinh tế nước mình vẫn còn chưa phát triển nên tiền lương cho người lao động vẫn rất thấp và không đảm bảo đủ hết những nhu cầu tối thiểu của người lao động.

Có thể hiểu vì sao người Việt muốn ra nước ngoài để kiếm tiền. Đó là mình hiểu về tiền lương như vậy, còn định nghĩa cụ thể về tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa bạn tự tra google nhá ^^ Mình thì không dành về kinh tế lắm đâu, chỉ tạm hiểu theo cá nhân vậy thôi. Có bạn nào học kinh tế tìm ra học thuyết mới cho nền kinh tế VN không? 

Các bạn du học sinh hãy cố gắng học cho tốt mà sang Đức kiếm tiền, mình không phủ nhận kiếm euro ở Đức hạnh phúc lắm^^. Nước Đức quy định tiền lương tối thiểu là 8,5 euro/giờ và năm mới hình như đã tăng. Ngày xưa mức lương cơ bản minijob là 400 euro, sau đã lên 450 Euro. Mỗi năm, giá cả tăng thì tiền lương cũng sẽ được nhích dần lên.

Làm gì thì cũng đều là lao động, chỉ cần bạn không nghĩ sang Đức cứ ngồi chơi xơi nước là tiền tự động đổ vào túi là được, để có tiền bạn cứ xác định phải đi cày từ 8-12 tiếng/ngày và phải còn ca kíp, đi làm về là bạn chỉ muốn được yên tĩnh, nghỉ ngơi, nếu không hôm sau không dậy được để đi làm đâu. Trong khi ở VN đi làm về vẫn còn ca fe cà pháo hay nhậu nhẹt được chứ ở Đức bạn cứ thử xem, đảm bảo hôm sau làm việc uể oải sếp cho bạn về nghỉ luôn cả đời:)). Một ngày được phép làm tối đa 10 tiếng, luật quy định làm từ 6 tiếng trở lên phải nghỉ giải lao (Pause) 30 phút và từ 10 tiếng thì phải nghỉ 1 tiếng.

Trong năm người lao động làm Vollzeit được 30 ngày nghỉ Urlaub + nghỉ những dịp lễ và cuối tuần. Nếu trong năm bạn không nghỉ hết 30 ngày bạn có thể xin nhận tiền làm ngoài giờ (Überstunden) hoặc là nghỉ ngơi ở nhà cho thoải mái. Trong năm bạn còn được tiền đi nghỉ Urlaubgeld, tiền giáng sinh Weihnachtsgeld. Nếu có ốm đau bạn cứ ra bác sỹ lấy giấy báo ốm là được nghỉ.

Nhưng bạn đừng ham kiếm nhiều tiền, làm tối đa 8 tiếng là đã oải lắm rồi. Đó là làm cho hãng, cho các cơ quan tổ chức, chứ nếu tự kinh doanh thì lại khác. Thế hệ người Việt trước đây hiếm ai có được công việc như vậy, chủ yếu vẫn tự kinh doanh, mở nhà hàng, mở cửa hàng thực phẩm châu á, mở tiệm Nail hay buôn bán quần áo, hoặc là đi làm thuê ở nhà hàng như đầu bếp, phụ bếp, bồi bàn v.v…

Và những người này thường cố gắng làm nhiều giờ hơn để kiếm thêm tiền. Mình biết một người Việt vì muốn kiếm nhiều tiền mà một ngày làm từ 9h sáng đến 24 h đêm (chỉ nghỉ giải lao có 2 tiếng).

Người lao động nào ở đây cũng phải đóng thuế thu nhập, tuỳ bạn đóng hạng nào, người độc thân sẽ đóng hạng nhất, nếu lập gia đình thì một người có thể sẽ đóng hạng 3 (thường là người chồng) và người vợ sẽ đóng hạng 5. Nếu lương vợ mà cao hơn chồng thì có thể đổi vợ nhận thuế hạng 3, chồng thuế hạng 5.

Thuế hạng 5 thường là người vợ phải ở nhà vì con cái mà chỉ có thể đi làm minijob (450 Euro cơ bản) hoặc là làm bán thời gian (Teilzeit), trong khi người chồng làm toàn thời gian Vollzeit nên thuế hạng 3 sẽ được giảm đi rất nhiều để người lao động có thể lo được cho gia đình của mình. Còn nếu cả 2 vợ chồng đều đi làm Vollzeit mà mức lương tương đương nhau thì cả 2 sẽ lấy thuế hạng 4 để số thuế bị trừ sẽ tương đương nhau.

132 1 Tien Luong Va Di Lam O Nuoc Duc

Nếu như bạn thấy chi phí cuộc sống ở Đức rẻ hơn so với các nước châu âu thì bạn nên cám ơn những người dân ở đây, do họ phải đóng thuế thu nhập cao cho nên giá cả sinh hoạt mới rẻ hơn. Bạn cứ thử so sánh một kg cà chua ở Đức với 1 kg cà chua ở Thụy Sỹ xem. Hay cùng là siêu thị Lidl nhưng bạn vào Lidl ở Đan mạch xem sẽ thấy giá cả cùng mặt hàng cũng đã khác nhau^^

Nếu các bạn được hưởng an sinh xã hội, được học hành miễn phí thì hãy nên vui vẻ đóng thuế, đó là sự xoay vòng của phúc lợi.

Chẳng ai trên đời này cho không ai cái gì cả, bạn được hưởng quyền lợi thì bạn cũng phải đóng góp công sức vào, có đi có lại ý mà: Nhiều người nhập cư hay tỵ nạn phải nhận trợ cấp xã hội (trong đó có nhiều người Việt). Họ được cấp nhà ở, nhận tiền mỗi tháng để đảm bảo nhu cầu tối thiểu.

Những người như vậy chủ yếu là không có trình độ học vấn cao, trình độ tiếng không có nên thu nhập thấp mới phải trông chờ vào phúc lợi xã hội. Cuộc sống ăn bám như vậy không có gì là hạnh phúc cả. Ở đây nhũng người phải ăn xã hội là thuộc người nghèo, còn nếu bạn di làm và có đóng thuế bạn thuộc công dân loại A và thuộc những người giàu rồi.

Nhưng ở Đức bạn sẽ chẳng thể làm giàu bằng sức lao động của mình được đâu, vì nước Đức muốn tạo công bằng trong xã hội nên họ dùng thuế để san bằng khoảng cách giàu nghèo, chính vì thế nó tạo ra một sự hơi vô lý là người chăm chỉ thì phải đi làm, phải đóng thuế để nuôi những người nhập cư hay tỵ nạn.

132 2 Tien Luong Va Di Lam O Nuoc Duc

Nói chung mình cố gắng tự làm tự ăn vẫn tốt hơn là ăn bám . Nếu bạn có trình độ học vấn hay có tay nghề thì bạn sẽ có thu nhập ổn định và bạn sẽ có đời sống cao, phải làm ít giờ hơn và nhiều thời gian rảnh hơn (Freizeit), còn những người trình độ thấp sẽ phải làm nhiều hơn và không có thời gian cho những hoạt động Freizeit. Ở Đức ít tỷ phú lắm ^^ và cũng không tìm đâu ra cái Vila nào ở Đức cả.

Nếu muốn làm đại gia hay xây nhà lầu xe hơi thì nên về VN.

Nếu bạn chỉ là một người lao động bình thường thì cả đời cứ xác định chỉ có đi làm và đi làm. Sinh viên du học cũng còn phải miệt mài đi cày nếu muốn có tiền trang trải cuộc sống.

Nguồn: tổng hợp


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày