Một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất cho sự chia cắt của đất nước này. 28 năm sau ngày bức tường này sụp đổ, nhưng hậu quả của việc chia cắt đất nước này vẫn còn kéo dài. Nước Đức vì thế mà chưa thật sự gắn kết và hòa hợp với nhau. Đâu đó vẫn luôn có những khoảng trống tồn tại giữa hai vùng Đông và Tây. Hãy cùng tìm hiểu những sự khác biệt giữa 2 miền nước Đức để hiểu rõ hơn nhé.
Bức tường Berlin hình thành và sụp đổ như thế nào?
Sự hình thành của bức tường Berlin
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, nước Đức bại trận bị Đồng Minh chia thành 4 vùng để kiểm soát. Liên Xô cai quản phía Đông nước Đức. Anh, Pháp và Mỹ quản lý phần phía Tây nước này. Thủ đô Berlin khi đó là khu hành chính quan trọng của các lực lượng Đồng Minh. Nên mặc dù nằm hoàn toàn trong vùng thuộc quản lý của Liên Xô thì thành phố này cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức.
Chiến tranh Lạnh ngày càng căng thẳng. Do đó người dân Đông Đức bắt đầu ồ ạt di tản sang Tây Đức để có điều kiện sống tốt đẹp hơn. Chính vì thế ngày 13/8/1961 “Bức tường Berlin” được chính quyền Đông Đức dựng lên. Mục đích của bức tường chính là chặn đứng dòng người vượt biên. Chỉ trong vòng hai tuần, Đông Đức đã hoàn tất hàng rào thép gai và bức tường bê tông cốt thép ngăn đôi hai vùng.
Bức tường Berlin được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”. Còn người dân Cộng hoà Liên bang Đức (Tây Đức) coi nó là “Bức tường ô nhục”.
Thống nhất Đông Đức và Tây Đức
Bức tường Berlin đứng sừng sững 28 năm rốt cuộc đã sụp đổ vào ngày 9/11/1989. Điều này xảy ra khi chiến tranh Lạnh bắt đầu có dấu hiệu giảm nhiệt. Chính phủ Đông Đức chính thức cho phép người dân có thể tự do qua lại biên giới khi nào họ muốn.
Ngay đêm 09/01/1989, những đám đông từ mọi nơi đổ về phía bức tường. Họ mang theo búa, dùi và bắt đầu đục đẽo bức tường. Có những nơi dùng đến cần trục và xe ủi để kéo sập các phần của bức tường. Hơn hai triệu người Đông Đức đã sang Tây Đức để tham gia ăn mừng trong một sự kiện được mô tả là “Lễ hội đường phố vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”.
Chỉ một vài tháng sau, cuộc bầu cử tự do ngày 18/3/1990 tại Cộng hòa Dân chủ Đức được tiến hành. Cuộc bầu cử tạo điều kiện cho việc thương lượng giữa Tây Đức và Đông Đức để tái thống nhất nước Đức. Ngày 3/10/1990, Tây Đức và Đông Đức chính thức thống nhất. Và đó chính là nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
Sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức
Các thành phố ở Đông Đức
Lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Đức là các bang Mecklenburg-Vorpommern, Brandenburg, Saxony-Anhalt, Thuringia, Saxony và Đông Berlin ngày nay. Hiện tại, Đông Đức gồm những thành phố nổi tiếng như Chemnitz, Dresden, Jena, Magdeburg, Leipzig, Halle (Saale), Erfurt, Greifswald,…
Các thành phố của Tây Đức
Vì phát triển hơn Đông Đức về mọi mặt nên các thành phố ở phía Tây sôi động và hiện đại hơn. Các thành phố lớn tiêu biểu của Tây Đức đó là Kiel, Koeln, Frankfurt, Dusseldorf, Bremen, Hamburg, Wiesbaden, Mainz, Saarbrucken, Munich, Bonn,…
So sánh Đông Đức và Tây Đức
Sau khi thống nhất, chính phủ Đức đã đưa ra nhiều biện pháp ưu tiên phát triển Đông Đức. Mục đích của các biện pháp này là để giảm lùi sự chênh lệch giữa hai vùng Đông và Tây Đức. Hậu quả của chính sách “chia để trị” của các quốc gia Đồng Minh là sự phát triển lệch giữa 2 miền. Vùng Đông Đức thua kém Tây Đức rất nhiều về mọi mặt, về cả tiềm lực cũng như chất lượng cuộc sống.
Tiêu chí Đông Đức Tây Đức Suy nghĩ của người dân Dân Đông Đức lại thương nhớ về thời kỳ cộng hòa dân chủ Đức bình đẳng. Khi đó ai cũng có việc làm và học hành miễn phí. Một số người Tây Đức có thái độ kỳ thị người Đông Đức. Vì họ cho rằng mình phải gánh trách nhiệm kinh tế cho người phía Đông Đức. Tỉ lệ GDP trên đầu người năm 2015 GDP trên đầu người ở Đông Đức là 26.000 Euro. Chỉ bằng 67% của Tây Đức. GDP trên đầu người ở Tây Đức là 37.000 Euro. Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp ở Đông Đức là 9,7%. Tây Đức là 5,9%. Người giàu Một số ít sống ở Đông Đức – chủ yếu ở các thành phố nổi tiếng như Chemnitz, Dresden. Chủ yếu tập trung ở Tây Đức Mức lương trung bình 2800 Euro / tháng – chỉ bằng 3/4 so với Tây Đức 3700 Euro / tháng. Đối xử với người nước ngoài Theo thống kê thì 1/3 người Đông Đức có liên hệ với người nước ngoài. Đồng thời suy nghĩ đối xử khắt khe hơn người Tây Đức. 2/3 người Tây Đức có mối quan hệ với người nước ngoài.
Nên du học và định cư tại Đông Đức hay Tây Đức
Nên du học tại Đông Đức hay Tây Đức?
Tây Đức là một vùng kinh tế năng động với cơ hội việc làm và mức lương cao hơn. Thế nhưng điều kiện giáo dục tại Đông Đức lại chất lượng và đồng đều hơn rất nhiều. Từ hệ thống mẫu giáo, trường tiểu học đến các trường trung học, đại học đều là các trường danh tiếng. Cơ sở hạ tầng và điều kiện học tập ở phía Đông đều rất tốt. Vậy nên Đông Đức là một lựa chọn tuyệt vời nếu các bạn có dự định du học.
Số lượng học sinh, sinh viên tại các trường học ở Đông Đức cũng không quá nhiều. Vì vậy bạn sẽ được trải nghiệm chất lượng giảng dạy và học tập cực kỳ tuyệt vời. Bên cạnh đó học phí và chi phí sinh hoạt ở các thành phố Đông Đức hợp lý hơn rất nhiều.
Trong trường hợp bạn muốn du học tại Đức để nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng của mình, sau đó bạn sẽ quay về và cống hiến cho quê hương thì bạn nên chọn Đông Đức. Bởi bạn sẽ được hưởng môi trường giáo dục chất lượng tốt vừa có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Đông Đức và Tây Đức – định cư ở đâu tốt hơn?
Nếu bạn muốn định cư lâu dài, Tây Đức lại là một lựa chọn sáng suốt hơn. Các thành phố ở Tây Đức đều rất năng động và phát triển hơn với nhiều cơ hội việc làm. Tấm bằng đại học ở Đông Đức hoàn toàn có thể giúp bạn có một việc làm tốt ở đây. Bên cạnh đó, người dân phía Đông vẫn còn khá e dè, thậm chí khắt khe với người nước ngoài. Vì vậy Tây Đức sẽ là nơi định cư thích hợp hơn dành cho sinh viên quốc tế.
Ngày nay khoảng cách Đông – Tây Đức không còn quá đáng kể trong con mắt của thế hệ trẻ. Bởi vậy bạn có thể dễ dàng học tập trên mọi miền đất nước Đức. Hệ thống giáo dục ở Đức rất đồng đều giữa các miền với các trường đại học danh tiếng. Mong rằng với bài viết so sánh sự khác biệt giữa Đông Đức và Tây Đức trên đây, bạn hoàn toàn có thể tìm được những trường đại học tốt, phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân.
Theo duhocvietduc
© 2024 | Thời báo ĐỨC