Pfingsten trong tiếng Việt thường gọi là lễ Hạ Trần, là một ngày lễ của Thiên Chúa Giáo và được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.
Pfingsten – Lễ Hiện Xuống/ Lễ Hạ Trần (50 ngày sau lễ Phục Sinh)
Bao gồm ngày chủ nhật hoặc ngày thứ 2 theo truyền thống là ngày nghỉ.
Truyền thống Ki-tô giáo vẫn tiếp tục đến ngày lễ hiện xuống, mỗi khi linh hồn của Chúa hiện về hoặc ban niềm hy vọng với cho một vài con chiên, sau khi Chúa từ trần. Người bạn cho họ khả năng nói được nhiều thứ tiếng,
Vì thế họ có thể kể về đức tin của mình ở khắp mọi nơi.
Từ đó, lễ hiện xuống được coi là ngày sinh ra cộng động Ki-tô giáo.
Liên quan tới lễ hội này có tương đối ít phong tục được tăng trưởng , ngay cả trong thường nhật thì ngày này cũng không mang nhiều ý nghĩa.
Lydia, 27 tuổi đến từ Hamburg cho rằng:
“Đi đến nhà thờ, ăn một bữa thật ngon, gặp gỡ gia đình họ hàng là các việc thông thường vào dịp lễ. một vài ngày nghỉ ngắn như dịp lễ Hiện xuống, tôi chỉ tận dụng như một kì nghỉ cuối tuần dài cho riêng mình“.
Đối với nhiều người khác, ngày lễ Hiện xuống hầu như không có ý nghĩa gì:
“Tôi không đặc biệt theo tôn giáo nào cả và không có gì thích hợp nhằm làm vào ngày lễ này. Đương nhiên tôi vẫn rất thích có một ngày nghỉ như vậy.“ Theo lời của Julien Lecoeur, 28 tuổi đến từ Bielefeld.
Biểu tượng đặc trưng và ý nghĩa nhất của lễ Pfingsten ở Đức:
- Hình ảnh chim bồ câu – tượng trưng cho Thánh Linh – der Heilige Geist. Trong nhiều văn hóa khác, chim bồ câu còn là hiện thân của sự trong sáng, của hòa bình, hi vọng và một khởi đầu mới.
- Hoa mẫu đơn là hình ảnh của cái đẹp kiêu sa, của sự phồn vinh, thịnh vượng và là hiện thân của thánh chức – chính vì thế loài hoa này được gọi là Pfingstrose.
© Khánh Linh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Thời báo ĐỨC