Ở Đức đi làm, khi ốm mình có quyền xin nghỉ. Đó là luật, mình được phép ốm mà ko cần vì lý do gì.
Tuy vậy dù mình ở Đức đã nhiều năm nhưng đôi lúc vẫn cố gắng đi làm dù mình chỉ có chút vấn đề, trừ phi bệnh nằm liệt giường mình mới xin nghỉ.
Trải nghiệm cho thấy thì người Đức dù chỉ chút vấn đề nhỏ xíu họ cũng ra bác sỹ xin giấy báo ốm, thậm chí chẳng đau ốm to tát gì cũng báo ốm, đơn giản họ muốn nghỉ.
Luật ở Đức mình nghỉ ốm đến 6 tuần thì chủ lao động vẫn trả lương bình thường cho mình, từ tuần thứ 6 trở đi nếu vẫn chưa đi làm lại được do bệnh nghiêm trọng, lúc đó bảo hiểm sẽ trả lương từ tuần thứ 6 cho mình, 67% so với lương cố định.
Và khi mình ko đi làm được thì luật cũng quy định phải gọi điện thông báo chậm nhất đến 8h sáng.
Dù mình hiểu rõ như vậy nhưng mình vẫn tránh vấn đề này nếu có thể. Cuộc sống ở đây ai cũng chỉ lo cho bản thân của riêng mình, không thể chú ý đến vấn đề của người khác, thế nên mình đã rất ngạc nhiên và rất vui khi có một người bạn người Modavien bảo mình phải xin về ngay lập tức và đi khám ngay, vì mình than thở với bạn cánh tay của mình đau.
Bạn cũng nói rằng bạn hiểu tâm lý của mình là ngại, vấn đề nhỏ và cứ cố làm, vì văn hoá của bạn cũng giống như vậy.
Mình có một vấn đề nữa đó là rất hay run, căng thẳng khi nói chuyện điện thoại.
Tiếng Đức của mình không tệ, mình đã học xong đại học ở Đức, nhưng việc run sợ khi nói chuyện điện thoại nó thuộc về tâm lý, chứ ko phải vì vấn đề tiếng.
Thế nên ngại báo ốm + sợ gọi điện khiến mình chưa vượt qua được bản thân, chưa dám đối mặt với vấn đề và quen với cách hành xử với vấn đề này.
Hôm nay mình ốm, ko dậy đi làm. Mình cứ đắn đo mãi ko dám gọi điện báo sep vì mình đã nghỉ 2 ngày rồi, vẫn chưa khoẻ lại, định đi khám lấy giấy bs xem nghỉ thêm mấy ngày nữa rồi gọi báo một thể (vì mình ngại gọi điện mà), vậy mà ông chồng mình bắt phải gọi ngay báo rồi đi khám, làm mình phải gọi lúc đang trên đường đến bác sỹ.
Vì tâm lý sợ gọi điện cộng thêm ở ngoài đường tiếng ồn xung quanh làm mình một lần nữa nói không trôi chảy trên điện thoại dù chẳng có gì to tát.
Theo: Nguyen Thuy Duong - FB
© 2024 | Thời báo ĐỨC