Mục đích và hạn mức chuyển ngoại tệ từ Việt Nam qua Đức được phép

Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:

Căn cứ theo quy định của Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối, được phép chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài qua ngân hàng với những mục đích như sau:

Điều 7. Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài

1. Người cư trú là tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.

a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

3. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản hoặc các nguồn thu ngoại tệ hợp pháp được chuyển, mang ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài.

132 1 Muc Dich Va Han Muc Chuyen Ngoai Te Tu Viet Nam Qua Duc Duoc Phep

Theo thông tin bạn cung cấp, bố mẹ bạn muốn chuyển tiền từ Việt Nam sang nước ngoài cho bạn để bạn mua đất. Mẹ bạn chuyển tiền qua ngân hàng ở Việt Nam sẽ được xếp vào loại vì mục tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài.

Trước đây, Pháp Luật có quy định về giới hạn mức chuyển, mang ngoại tệ để trợ cấp cho thân nhân ở nước ngoài tại Quyết định 1437/2001/QĐ-NHNN về mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cấp Giấy phép chuyển, mang ngoại tệ một lần trong một năm cho Công dân Việt Nam có nhu cầu trợ cấp cho thân nhân nhưng tối đa không quá 5.000 USD cho một người hưởng trợ cấp.

Tuy nhiên, hiện nay, khi Pháp lệnh ngoại hối được sửa đổi, bổ sung và được hướng dẫn tại Nghị định 70/2014/NĐ-CP, Quyết định này đã hết hiệu lực.

Theo đó, Nghị định 70/2014/NĐ-CP có quy định:

 „Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.“ 

Do đó, Pháp luật hiện hành không còn quy định giới hạn mức chuyển ngoại tệ của người cư trú là công dân Việt Nam cho thân nhân ở nước ngoài. Tổ chức tín dụng mà gia đình bạn muốn chuyển ngoại tệ sẽ xem xét chứng từ, giấy tờ để chuyển ngoại tệ ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế và tính hợp lý của giao dịch chuyển tiền.

Tổ chức tín dụng đó sẽ hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục để người chuyển tiền thực hiện yêu cầu đó. Thủ tục để chuyển tiền quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài thường yêu cầu một số giấy tờ như sau:

– Bản gốc Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Thẻ căn cước;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân dân là một trong các giấy tờ sau: bản sao Giấy khai sinh, bản sao Sổ hộ khẩu, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, Xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương chứng minh quan hệ thân nhân. Trường hợp là bố mẹ nuôi, con nuôi phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ chứng minh được mục đích chuyển tiền ra nước ngoài là hợp pháp như Nhà nước quy định;

– Thông tin của người nhận như Họ tên, Số tài khoản, Tên ngân hàng.

Trung Hiếu


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày