Mùa măng tây chỉ kéo dài khoảng hai tháng trong một năm. Khi măng tây chính thức rộ mùa các túp lều gỗ nhỏ đã bắt đầu xuất hiện trên khắp nước Đức, trước nhà thờ, cạnh bãi đỗ xe, lối đi ven hồ,… chúng gần như biến các thành phố ở Đức thành những thị trấn măng tây khổng lồ.
Các bảng hiệu họ viết chỉ đơn giản có một từ “Spargel” (măng tây). Nhưng hai âm tiết này cũng đủ để khiến tập trung hết mọi sự chú ý của người Đức khi nhìn thấy chúng.
Người Đức thường gọi măng tây là Spargel hoặc Edelgemüse. Nhiều người khác còn gọi đùa nó là loại rau quý tộc.
Người Đức ưa chuộng món măng tây đến mức họ dành một phần năm diện tích toàn bộ đất canh tác nông nghiệp của đất nước để trồng trọt loại rau này khi đến mùa. 55.000 tấn măng tây được thu hoạch mỗi năm vào mùa xuân, với tổng giá trị 175 triệu euro.
Nếu bạn đặt hàng món măng tây qua trang Amazon, giá của một kg măng tây sẽ là 14,98 Euro, đắt hơn nhiều hơn so với giá thịt và các loại rau khác.
Lợi ích của món măng tây
Tại sao món ăn này lại được ưa chuộng đến như vậy? Manfred Schmidt, người quản lý Bảo tàng Măng Tây ở Beelitz giải thích “Đó là loại rau biểu tượng của mùa xuân “.
Bởi vì măng tây là loại rau nở rộ ngay khi bắt đầu mùa xuân, nó giúp chúng ta tràn đầy tinh thần, năng lượng khi nhìn thấy. Hơn nữa nó là loại thực phẩm lành mạnh và ít calo.
Nguyên nhân khác nữa có lẽ là truyền thống. Schmidt cười nói: “Từ xa xưa, các vị thần ăn măng tây; các đức vua và hoàng hậu cũng thưởng thức món ăn này và sau đó măng tây đã trở thành món phổ biến của những người dân thường”.
Tuy nhiên cũng có một lý do khác khiến nó được yêu thích. Nhà sử học Spargel cho biết “Nhiều người nói rằng trong măng tây chứa một kích thích tình dục. Có một lời tương truyền là nếu một cặp vợ chồng mới cưới muốn có một đêm tân hôn suôn sẻ, cô dâu nên ăn măng tây hoặc cần tây”.
Một truyền thống lâu đời
Măng tây đã được trồng trọt ở các vùng nông thôn Đức trong hàng thiên niên kỷ. Pliny the Elder đã viết trong cuốn “Lịch sử tự nhiên” vào thế kỷ thứ nhất về măng tây rằng nó là một loại thực vật có dạng thân nhỏ và nhô ra từ mặt đất.
Ở Beelitz, thị trấn cách Berlin khoảng một giờ lái xe, nơi mà măng tây đã được trồng thành nông trại từ năm 1861. Cho đến Thế chiến thứ nhất, sản xuất măng tây bắt đầu tăng trưởng đều đặn, năm 1908 một hợp tác xã được thành lập.
Trong Thế chiến thứ nhất lợi nhuận của hợp tác xã bị giảm, dù cho người dân thị trấn đem măng tây xuất khẩu khắp châu Âu vào năm 1920 nhưng tình hình vẫn không khả quan. Vào những năm 1930, khi quốc xã Đức đưa phụ nữ lên thị trấn nhằm thực hiện nghĩa vụ bắt buộc, sản xuất vẫn tiếp tục phát triển. Đến năm 1939 khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp của Beerlitzer được dành cho măng tây.
Nhưng Thế chiến thứ hai và các chính sách của Đông Đức đã chấm dứt thời kì vàng son của các trang trại măng tây ở Beelitz. Các chính sách canh tác tập thể hóa trong những năm 1970 chỉ khiến cho nguồn nhân lực bị thiếu hụt trầm trọng đặt biệt là với các loại rau củ như măng tây- thực phẩm yêu cầu nguồn lao động cao bởi chúng phải được thu hoạch bằng tay.
Đến năm 1989, thị trấn Beelitz đã không còn là một vùng đất hứa cho măng tây bởi chỉ có 10 ha đất được sử dụng trồng loại rau này. Tuy nhiên, trong những năm cuối thập kỷ, măng tây một lần nữa được vực dậy ở thị trấn Brandenburg.
Lao động giá rẻ từ Ba Lan đã cung cấp nguồn nhân lực cho trang trại, khiến sản lượng đã vượt qua mức trước chiến tranh. Các trang trại của Beelitz hiện đang sử dụng 3.000 lao động tạm thời mỗi năm và sản xuất 9.000 tấn măng tây trên 1500 ha đất. Họ thậm chí còn đưa ra các cách thức khác nhau để cạnh tranh với các đối thủ, thậm chí có nhiều cách thức khá hài hước như việc bình chọn hoa khôi măng tây
Schmidt nói. “Chúng tôi bình chọn danh hiệu nữ hoàng măng tây trong số những lao động của mình trong 20 năm, hoạt động này hỗ trợ rất nhiều cho công tác quảng cáo măng tây”.
Thu Thảo
© 2024 | Thời báo ĐỨC