Phục vụ bồi bàn, hay người nấu bếp luôn bị áp lực cao trong công việc, nhưng không phải vì thế mà tự cho mình quyền nói xấu người chủ của mình.
Một không khí làm việc vui vẻ rất quan trọng cho công việc trôi chảy. Nhưng đôi khi vẫn xảy ra cự cãi. Những nhân viên luôn đc khuyên phải biết kiềm chế, đặc biệt khi cãi vã với người chủ của mình.
Ai xúc phạm đồng nghiệp hoặc ông chủ sẽ phải tính đến việc bị sa thải sớm trước thời hạn. Kể cả khi có thể bạn đã bị khiêu khích trước, theo toàn án lao động (LAG) Schleswig-Holstein (Az.: 3 Sa 244/16).
Trong vụ án 1 người đàn ông 62 tuổi, đã làm việc lâu năm cho một công ty gia đình chuyên lắp đặt ga và nước. Giữa ông và bố của 2 giám đốc, chủ cũ công ty, đã có một cuộc trò chuyện ko mấy vui vẻ.
Ngày hôm sau, ông (sau là nguyên cáo) đến văn phòng và đã trao đổi rất căng thẳng với giám đốc về việc bố giám đốc đã cư xử như “cái ...” với ông. Giám đốc khôn khéo ý nói bố ông đã không còn liên quan đến công ty.
Đáp trả lời nói “vậy hãy sa thải tôi đi” của ông nhân viên từ giám đốc là ” Sa thải ông để chúng tôi trở thành “lỗ ...” của xã hội?”.
Cụ ông cũng ko vừa đáp lại là công ty này đã là “lỗ ...” sẵn rồi. Sau cuộc cãi vã ông vẫn tiếp tục công việc và buổi tối hôm đó ông bị đình chỉ 3 ngày làm việc. Sau 3 ngày ông vẫn không xin lỗi chủ thì ông bị sa thải.
Ông nhân viên bị thôi việc này liền đệ đơn kiện theo luật bảo vệ sa thải, nhưng ko thành công. Theo phán quyết ở sự xúc phạm thô tục không thể lấy lý do tự do ngôn luận để bào chữa, như nguyên cáo phản hồi.
Toà án cũng loại bỏ trường hợp hành động theo cảm xúc nhất thời, vì khoảng cách giữa cuộc nói chuyện đc nhắc đến đã là 16 tiếng.
Theo toà án lao động (LAG) vì sự thiếu xin lỗi và sáng suốt của nguyên cáo, cư sử lỗ mãng với cấp trên, thì bị sa thải ko cần báo trước. Kể cả 23 năm thâm niên gắn bó với công ty của ông cũng ko thay đổi đc gì.
Thu Phương – Thoibao.de
© 2024 | Thời báo ĐỨC