Đức cấm bán loại bánh quy làm từ mùn cưa

Một tòa án ở thành phố Karlsruhe, miền tây nam nước Đức đã giữ nguyên quyết định cấm bán bánh quy làm bằng mùn cưa, bất chấp tuyên bố của nhà sản xuất rằng chúng là sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. 

Người thợ làm bánh giấu tên này đã điều hành một doanh nghiệp đặt hàng qua thư, bán bánh quy mùn cưa của mình trên khắp nước Đức. Ông đã công khai mùn cưa là một thành phần đặc biệt trong loại bánh quy mình làm ra.

Năm 2017, một cuộc kiểm tra diễn ra, ông được tòa án thông báo không được bán loại bánh quy này.

132 1 Duc Cam Ban Loai Banh Quy Lam Tu Mun Cua

"Những chiếc bánh quy này không được phép đưa vào chuỗi thực phẩm vì chúng không an toàn, không phù hợp với con người", quyết định của Tòa án Hành chính Cấp cao bang Baden-Wurttemberd.

Trong đó, các thẩm phán nói thêm, mặc dù người làm bánh tuyên bố rằng, mùn cưa là một thành phần truyền thống, nhưng thực tế "nó thậm chí không được sử dụng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi công nghiệp".

Tòa án lập luận rằng, loại mùn cưa này không nằm trong danh sách các thành phần có thể ăn do Liên minh Châu Âu chấp thuận. Các thẩm phán nói thêm rằng, không có bằng chứng về việc sử dụng mùn cưa cho con người, hoặc lịch sử của nó như một thành phần an toàn, nhưng nhà sản xuất không đồng ý với quan điểm này.

132 2 Duc Cam Ban Loai Banh Quy Lam Tu Mun Cua

Thợ làm bánh quy này cho biết, mùn cưa vi sinh mà ông sử dụng trong bánh quy của mình là một sản phẩm thảo mộc tương tự như cám gạo, thích hợp để thay thế bột mì. Đối với lịch sử sử dụng mùn cưa và các sản phẩm phụ từ gỗ khác trong thực phẩm trên thực tế đã có rất nhiều, từ những năm 1700 cho đến ngày nay.

Theo Viện Conucopia, vào những năm 1700, các thợ làm bánh ở châu Âu bắt đầu sử dụng mùn cưa trong các sản phẩm của họ. Vì vậy, họ có thể hạ giá thành và do đó thu hút được nhiều khách hàng hơn.

"Vào một thời điểm nào đó, một số thợ xay thông minh đã nói: Này, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp bột mì với mùn cưa?" Nhà sử học thực phẩm Penn State Bryan McDonald nói với Viện Cornucopia.

Tuy nhiên, mùn cưa và các thành phần như bột gỗ và xenlulo được tìm thấy trong thực phẩm gần đây vào năm 2016. Ví dụ, các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm do Bloomberg Business ủy quyền đã tìm thấy bột gỗ và xenlulo trong một số nhãn hiệu pho mát được bán ở Mỹ.

 Quyết định cấm bán bánh quy có chứa mùn cưa của Tòa án Đức vẫn chưa có hiệu lực pháp lý, vì người làm bánh vẫn có lựa chọn nộp đơn kháng cáo.

Nguồn: http://danviet.vn/duc-cam-ban-loai-banh-quy-lam-tu-mun-cua-5020216118543374.htm

132 3 Duc Cam Ban Loai Banh Quy Lam Tu Mun Cua

Loại men làm ra bánh mì này được chiết xuất từ một loại vi khuẩn có trong cổ vật 4500 tuổi.

Phan Hằng (Dân Việt)


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày