Chi tiêu nhà ở ăn mòn thu nhập của người dân châu Âu

Cơ hội có được mái nhà trên đầu khó khăn hơn, khi chi tiêu cho nhà ở chiếm gần 1/4 thu nhập của người dân một số quốc gia châu Âu.

1 Chi Tieu Nha O An Mon Thu Nhap Cua Nguoi Dan Chau Au

Biểu ngữ giăng trên mặt tiền tòa nhà dân cư trong một cuộc biểu tình ở Lisbon năm 2023 - Ảnh: Euronews

Một cuộc thăm dò gần đây của Euronews cho thấy cuộc chiến chống giá cả tăng cao là vấn đề lớn nhất của cử tri trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới, với 68% số người được hỏi coi đây là ưu tiên hàng đầu.

Tại châu Âu, người dân Phần Lan chi tiêu nhiều nhất cho nhà ở, theo sau là người Anh. Cơ quan nghiên cứu của Anh nhận thấy người dân Phần Lan chi hết 24% tổng chi tiêu cho nhà ở - cao hơn nhiều so với mức trung bình 15% của châu Âu.

Ngược lại, Ba Lan và Hy Lạp đều xếp hạng dưới mức trung bình của OECD - chi phí nhà ở thấp phần nào giải thích cho mức tiêu thụ nhà ở cao của họ. Trong đó, nhà ở tại Ba Lan có tỉ lệ chi tiêu thấp nhất trong các nước OECD, chỉ chiếm 6% chi tiêu.

Dữ liệu kết hợp chi phí thuê thực tế phải trả với ước tính chi phí mà chủ sở hữu nhà ở sẽ phải trả nếu họ thuê nhà trên thị trường mở, được gọi là "tiền thuê quy định".

Trong số các quốc gia thành viên OECD, các quốc gia Bắc Âu như Thụy Điển và Phần Lan có sự thay đổi nhỏ nhất, với giá nhà đất danh nghĩa tăng hơn 4% kể từ năm 2015.

Ở châu Âu, giá nhà tăng cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, cao gấp 12 lần so với 9 năm trước. Theo sau là Hungary, nơi giá cả cao hơn 166% so với năm 2015, đặt nhà ở tại Istanbul vào thế cạnh tranh gay gắt với Paris và London nổi tiếng đắt đỏ.

Giá nhà và tiền thuê nhà tăng cao, phần lớn do nhu cầu ngày càng tăng của người mua nước ngoài và kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đang khiến người Hy Lạp gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận và sở hữu bất động sản.

Cuộc thăm dò của Euronews cũng cho thấy mức tiêu thụ nhà ở của Ba Lan cao nhất, tiếp theo là Hy Lạp và Cộng hòa Czech.

Các hộ gia đình ở Anh, so với mức độ thịnh vượng chung của đất nước, tiêu thụ nhà ở ít hơn nhiều so với các hộ gia đình ở tất cả các nền kinh tế OECD khác ngoại trừ Colombia - quốc gia nghèo nhất trong nhóm cho đến nay.

HOÀNG KỲ ANH

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày