Tại đất nước nổi tiếng với bia và ô tô, không thể không xảy ra những vấn đề liên quan đến hai loại này, tuy nhiên người Đức lại có những cách xử lý rất riêng, rất thú vị.
Bạn cũng có thể tham khảo những điều này trước khi tham gia tour Đức.
Người Đức nổi tiếng uống bia thay nước và người Đức cũng nổi tiếng với những nhãn hiệu xe hơi của đất nước mình. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực, đôi khi vẫn xảy ra một vài sự cố. Điều đáng chú ý ở đây chính là cách người Đức xử lý vấn đề theo hướng nào. Có khi họ rất nghiêm túc, cũng có khi rất sáng tạo và có khi lạ dở khóc dở cười.
Khi đang chuẩn bị cho tour du lịch Đức, bạn có thể xem qua một số vấn đề để biết cách xử sự cho đúng hay để ý nhằm tránh những tình huống khó xử khi trên đất bạn. Nhất là khi bạn có ý định đến Đức sẽ tự lái ô tô hay sẽ thưởng thức bia thoải mái, thả ga.
Bia và ô tô đôi khi xảy ra những vấn đề
Ôtô – Xử lý khi va chạm giao thông
Ở Đức sẽ không có chuyện va chạm xe máy mà sẽ là va chạm ô tô. Đôi khi việc va chạm này rất bình thường, đơn giản chỉ là một vết trầy xước trên bề mặt xe cũng có thể dẫn đến việc bồi thường với số tiền khá lớn. Tuy nhiên việc chi trả sẽ cho phía bên bảo hiểm chịu trách nhiệm. Nhưng diễn biến và chi tiết, bạn cần phải tìm hiểu kỹ qua câu chuyện của một anh người Việt ở nước ngoài để biết chính xác.
Trong lúc đỗ xe vào siêu thị, một chiếc xe va chạm quệt vào một chiếc xe khác gây ra vết trầy trên bề mặt sơn. Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì? Riêng với người ở đây, họ đứng chờ 30 phút để có thể đền bù thiệt hại cho chủ xe. Người Đức cực kỳ ý thức về xử lý tai nạn. Bên cạnh đó, nếu họ bỏ chạy nhưng không may camera hay một ai đó thấy được và tố giác thì họ sẽ bị tố cáo và đưa ra tòa vì tội gây tai nạn và bỏ chạy. Trên thực tế để đền bù thiệt hại, người ta có thể thỏa thuận giữa hai bên, tuy nhiên điều này phải thực hiện trước khi gọi cảnh sát. Một khi đã gọi cảnh sát, tất cả đều chờ phá quyết từ phía cảnh sát.
Điều đáng nói ở đây là người gây ra va quệt đã chủ động gọi cho cảnh sát. Chỉ trong vòng 5 phút sau, cảnh sát đã có mặt và tiến hành ghi biên bản, chụp ảnh. Cả hai bên đều phải ghi vào tờ khai, sau khi giám định xong, phía cảnh sát sẽ báo lại số tiền cần bồi thường, tất nhiên phía bên công ty bảo hiểm của người gây ra va quệt sẽ chịu trách nhiệm chi trả. Số tiền cho vết trầy xước lên đến 3060 Euro (tương đương gần 80 triệu đồng). Tuy không tự mình chi trả nhưng vào năm sau, người gây ra tai nạn sẽ phải chịu cảnh tăng phí bảo hiểm thêm 10% do lái ẩu.
Vết va quệt xe phải đền bù khoảng hơn 3000 euro
Bạn cũng đừng nghĩ đến chuyện đổi công ty bảo hiểm bởi tất cả công ty bảo hiểm đều dùng chung dữ liệu thông tin khách hàng, dù đến đâu bạn vẫn bị tăng 10%. Bên cạnh đó, khi gặp những sự cố như vậy, bằng lái người gây ra lỗi sẽ bị trừ điểm. Nếu trừ hết điểm sẽ bị tịch thu bằng. Tất cả mọi chuyện chỉ diễn ra trong 15 phút. Và rõ ràng, nếu bạn muốn không gặp rắc rối khi đến Đức, hãy cố gắng học cách lái xe thật tốt và biết xử lý thích hợp khi gây ra sự cố.
Bia – Giải quyết nạn đi vệ sinh vào tường
Bạn đang mong chờ một chuyến du lịch Đức để thỏa sức nếm thử các loại bia ở đây. Bạn biết rằng nước Đức cho phép uống bia thoải mái tuy nhiên bạn cũng nên biết, người Đức không bao giờ uống đến khi say mèm không tự chủ được. Đó là điểm đặc biệt bạn cần chú ý. Tuy nhiên cũng có một điều khá tức cười khác chính là vấn đề sau khi say xỉn, các bợm nhậu lại đi vệ sinh vào ngay các bức tường trên đường phố. Điều này rất mất mỹ quan và cũng là vấn đề gây đau đầu cho người dân và giới chức trách.
Ở Đức, thành phố Hamburg, đặc biệt là khu đèn đỏ St. Pauli là nơi nổi tiếng với những bữa tiệc tùng chè chén thâu đêm suốt sáng của các dân chơi. Điều đáng nói ở đây là các bức tường nhà và cửa hàng cạnh đường phố luôn nồng nặc mùi nước tiểu của các bợm nhậu, những người không đủ thời gian và kiên nhẫn để đi vào các nhà vệ sinh công cộng. Vấn đề này lại tương đối phổ biến ở một quốc gia văn minh như Đức. Thực tế cảnh sát nước này ít khi có hành động xử lý đối với những người ngang nhiên tiểu tiện nơi công cộng. Một số nơi có áp dụng mức phạt 35 USD đối với những người vô ý thức này nhưng số người bị phạt cũng rất ít.
Tấm biển cảnh báo sơn kỵ nước ở Đức
Thậm chí có những chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra khi một tòa án ở Dusseldorf lại chính thức ra phán quyết rằng việc đàn ông đứng ngoài đường tiểu tiện là “hợp pháp”. Phán quyết này diễn ra sau khi một chủ nhà nộp đơn khiếu nại rằng hành động đứng tiểu của đàn ông có thể làm hỏng nền nhà vệ sinh. Cuối cùng người dân địa phương đã nghĩ ra một phương pháp “dĩ độc trị độc”. Họ đã sử dụng loại sơn “kỵ nước” cho những ngôi nhà dọc theo khu đèn đỏ nhộn nhịp nhất trong thành phố. Điều đặc biệt chính là loại sơn này khiến nước tiểu sẽ bắn tung tóe trở lại chân của “thủ phạm” thay vì ngấm vào tường. Điều này sẽ khiến họ không tái phạm nữa.
Phương pháp độc đáo này đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Loại sơn kỵ nước trên vốn được hãng Nissan chế tạo để bảo vệ xe khỏi các vết bùn đất do đặc tính chống ngấm nước tuyệt đối của sơn. Chỉ một vài bức tường ở Hamberg được gắn biển báo về loại sơn này, còn lại không gắn biển để nâng cao ý thức cho bợm nhậu.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là chi phí cao, để sơn một bức tường rộng 6 mét vuông phải mất khoảng 700 USD.
Theo tính toán của tổ chức WorldViews, với số tiền đó, một người đàn ông Đức có thể mua hơn 1.500 chai bia bình thường. Rõ ràng biện pháp này chưa hoàn toàn khả thi. Bên cạnh đó ý kiến trái chiều cũng góp phần cản trở việc thực hiện giải pháp.
Một số người dân Đức cho rằng sáng kiến này của thành phố Hamburg là vi phạm “quyền tự do tiểu tiện” của người Đức đã được tòa án công nhận.
© 2024 | Thời báo ĐỨC