10 lý do giúp bóng đá Đức thống trị làng túc cầu

Bóng đá Đức đang khiến làng bóng đá thế giới ngưỡng mộ với những chiến thắng liên tiếp gần đây. Dưới đây là những lý do giúp Die Mannschaft thu được thành công lớn.

 

1. Huấn luyện viên

10 lý do giúp bóng đá Đức thống trị làng túc cầu - 0

Nghe có vẻ nhàm chán, nhưng thành công của bóng đá Đức đến từ sự chăm chỉ. Niềm đam mê với bóng đá không chỉ giới hạn trong việc thi đấu, nó còn lan sang cả với công tác huấn luyện. Thật vậy, số liệu thống kê gần đây cho thấy có nhiều huấn luyện viên mới được đăng ký tại Đức (34.790 người), hơn bất cứ quốc gia nào khác (nước Anh chỉ có 2.769).

2. Tập trung đào tạo trẻ

Đức luôn chú trọng đào tạo trẻ

Các câu lạc bộ tại Đức rất chú trọng vào việc đầu tư phát triển những học viện bóng đá dành cho trẻ em. Đây là điều kiện tiên quyết giúp đội bóng có nguồn cầu thủ trẻ dồi dào. Với việc có một lượng lớn những huấn luyện viên đang làm việc trên khắp đất nước, các cầu thủ trẻ được huấn luyện rất kỹ lưỡng.

3. Cầu thủ trẻ được trao cơ hội

Các đội bóng Bundesliga không ngại việc đưa cầu thủ trẻ ra sân thi đấu ở những phút cuối trận, hoặc những trận đấu cúp để giúp họ chứng minh năng lực bản thân, tiếp cận dần với môi trường bóng đá đỉnh cao. Niklas Suele, Max Meyer, Timo Werner và Maximilian Arnold đã có không dưới 100 lần ra sân ở Bundesliga mà đủ điều kiện khoác áo đội U21 Đức. Mùa giải 2016/17, Kai Havertz của Leverkusen (17 tuổi) và Thilo Kehrer (20 tuổi) của Schalke là hai trong số rất nhiều tài năng trẻ đã khẳng định được mình tại sân chơi Bundesliga.

4. Cầu thủ nội được ưu tiên

Trong cả mùa giải 2016/17, Bundesliga có 470 cầu thủ được đăng ký, trong đó số cầu thủ nội lên tới 221 người, tương đương với 47%. Con số này lớn hơn hẳn Ngoại hạng Anh, giải đấu chỉ có sự góp mặt của 30% cầu thủ nội, đủ điều kiện khoác áo ĐT Anh.

5. Cạnh tranh vị trí

ĐT Đức vô địch Confed Cup 2017 và U21 Đức vô địch U21 châu Âu 2017

Trong tay HLV Joachim Löw lúc này có tới bốn đội hình ĐT Đức đủ sức tham dự World Cup 2018 tại Nga. Vấn đề lúc này là việc lựa chọn ra những cầu thủ tốt nhất phục vụ cho mục tiêu bảo vệ thành công danh hiệu vô địch World Cup. Sự cạnh tranh là điều tất yếu, người xuất sắc nhất sẽ tồn tại.

6. Kỳ nghỉ Đông

Bundesliga là giải đấu duy nhất trong số năm giải đấu hàng đầu châu Âu có hẳn kỳ nghỉ Đông kéo dài một tháng, giúp các cầu thủ có thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch và tích lũy thể lực thay vì phải căng mình ra đá như các đồng nghiệp tại Anh, Tây Ban Nha hay Pháp.

7. Kỹ thuật bù đắp chiều cao

Nhiều năm trước, các cầu thủ như Joshua Kimmich (176 cm), Meyer (173 cm) và Serge Gnabry (173 cm) có thể coi là nhỏ con và khó để đạt mức cao nhất.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, ĐT Đức tập trung vào kỹ thuật, chiến thuật, nhận thức vị trí cho phép các cầu thủ tài năng này có đất dụng võ.

8. Tính nhất quán

Tất cả các đội trẻ của Đức đều tuân thủ chiến thuật 4-2-3-1

Một khía cạnh quan trọng khác trong huấn luyện của bóng đá Đức là tất cả các nhóm tuổi đều được học trong hệ thống chiến thuật 4-2-3-1, sự hình thành được HLV Löw sử dụng cho ĐTQG.

Điều đó có nghĩa là các cầu thủ trẻ sẵn sàng tiếp bước các đàn anh, thích nghi nhanh chóng khi được trao cơ hội.

9. Tâm lý

Bundesliga có tỷ lệ người đến sân theo dõi trận đấu nhiều nhất châu Âu. Mùa giải 2016/17, trung bình một trận có 40.693 khán giả tới cổ vũ. Điều này giúp các cầu thủ trẻ thích nghi được với những áp lực to lớn trên khán đài hàng tuần và có thể tránh được tình trạng sốc tâm lý.

10. Quy hoạch

Đặc điểm truyền thống của bóng đá Đức là việc quy hoạch và chuẩn bị kỹ lưỡng cho các giải đấu lớn.

Ví dụ: Tại World Cup 2014, toàn đội được đặt tại đại bản doanh ở Campo Bahia trong suốt giải đấu và ở trong các lều được lựa chọn cẩn thận nhằm tăng cường tinh thần đồng đội thay vì mỗi người được bố trí ở một phòng khách sạn.

Nguồn: Bongda+

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày