Có một vài điều mà bạn nên tìm hiểu về thẻ ngân hàng, thẻ thanh toán online, thẻ tín dụng ở Đức,…Việc chuyển khoản trong nước và ngoài nước sẽ diễn ra trong bao lâu?
Ngân hàng nào tốt nhất cho người nước ngoài ở Đức?
Thực tế trước khi quyết định mở một tài khoản ở bất cứ một ngân hàng nào tại Đức bạn nên tham khảo 10 điều sau đây.
1. Bạn có nhất thiết phải mở một tài khoản ngân hàng ở Đức hay không?
Thực sự không có một thông tin chắc chắn nào về việc bạn phải mở một tài khoản ngân hàng ở Đức cả. Nếu như bạn đã có tài khoản của một ngân hàng ở khu vực châu Âu, bạn đều có thể sử dụng số IBAN và BIC để nhận và gửi tiền trong mọi trường hợp.
Tuy nhiên vẫn sẽ tốt hơn nếu bạn có một tài khoản ngân hàng ở Đức vì điều đó sẽ giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
2. Có phải bất cứ ai cũng có thể mở một tài khoản ở Đức?
Câu trả lời là “không”. Bạn cần phải đăng ký khi muốn mở mộ tài khoản ở Đức. Và để đăng ký được thì bạn cần phải có visa (nếu cần).
3. Bạn có thể đăng ký tài khoản ngân hàng ở đâu?
Có rất nhiều ngân hàng ở Đức. Trong số đó có rất nhiều ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Postbank, Commerzbank, Sparkasse and the Volksbanken.
Hơn nữa bạn cũng có thể tham khảo danh sách các ngân hàng của Đức theo link của “Getting a Bank Account”.
4. Những điều cần làm để mở một tài khoản ngân hàng ở Đức?
Bạn sẽ cần:
- Hộ chiếu
- Xác nhận đăng ký của bạn (Meldebescheinigung) (đã nêu ở mục hai)
- Khả năng tài chính, mức lương (tùy thuộc vào từng loại tài khoản)
- phép lao động (nếu có)
5. Các loại thẻ ngân hàng được sử dụng tại Đức?
Loại thẻ được sử dụng nhiều nhất ở Đức là thẻ thanh toán, hay “EC-Karte”. Bạn có thể sử dụng nó ở hầu hết các cửa hàng. Bạn cũng có thể dùng thẻ này để rút tiền tại máy rút tiền. Lưu ý là một số ngân hàng sẽ tính phí dịch vụ nếu như bạn không rút tiền ở cây ATM của ngân hàng bạn đăng ký.
Ví dụ bạn có tài khoản ở ngân hàng Sparkasse thì bạn chỉ có thể rút tiền miễn phí ở các cây ATM của Sparkasse mà thôi. Hoặc bạn có tài khoản ở ngân hàng Deutsche Bank hay Berliner Bank thì bạn cũng có thể rút tiền miễn phí ở các chi nhánh của Deutsche Bank, Berliner Bank, Commerzbank, Postbank,…
Bạn sẽ nhận được thẻ EC-Karte cùng với mã pin gồm 4 chữ số được gửi tới thư riêng của bạn.
Ở trong các cửa hàng, đôi khi bạn phải xác định bằng chữ ký của bạn hoặc là mã pin. Ngoài thẻ EC-Karte, thẻ Visa cũng được sử dụng rất nhiều ở Đức. Bởi vì bạn có thể sử dụng thẻ Visa để trả tiền ở các cửa hàng, để biết thêm về điều này bạn nên liên hệ với ngân hàng bạn đăng ký. Vì hầu như mọi người đều dùng thẻ Visa để thanh toán trực tuyến.
Chú ý: Ở Đức, việc thanh toán bằng thẻ được sử dụng rất thường xuyên! Tuy nhiên ở những nơi nhỏ như các quán cà phê, quán rượu lại không bao giờ chấp nhận trả bằng thẻ.
6. Tại sao ngân hàng của bạn lại không làm thẻ VISA và thẻ tín dụng cho bạn.
Nếu bạn chưa từng sống ở Đức hay bạn chưa có Schufa (SCHUFA là hệ thống xếp hạng tín dụng được sử dụng ở Đức), thì bạn có thể sẽ không nhận được thẻ tín dụng hay thẻ thấu chi ngay lập tức. Bởi vì ngân hàng đầu tiên làm việc với bạn muốn kiểm tra xem bạn có thu nhập hay không. Khi bạn đã có thu nhập ổn định sau ba tháng thì họ sẽ cấp cho bạn thẻ tín dụng và thẻ thấu chi tùy thuộc vào mức lương của bạn.
7. Nếu không biết tiếng Đức, bạn có những lựa chọn gì?
Có ba điều tuyệt với để bạn lựa chọn mở tài khoản ngân hàng tại Đức.
Thứ nhất, nếu bạn không nói được tiếng Đức, nhưng lại muốn có tài khoản ở ngân hàng Đức và muốn duy trì tài chính của bạn một cách độc lập thì bạn nên đăng ký mở tài khoản ở ngân hàng Deutsche Bank. Với ngân hàng này bạn có thể mở tài khoản online bằng tiếng Anh, và có thể sẽ tốn một chút phí, nhưng điều đó sẽ sẽ tiện lợi hơn cho những người nước ngoài.
Thứ hai, nếu bạn có thể nói một chút tiếng Đức và bạn đang sống ở Berlin thì ngân hàng Berliner Bank là lựa chọn thích hợp nhất với bạn: đội ngũ nhân viên có thể nói tiếng Anh và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong mọi trường hợp. Hơn nữa bạn sẽ nhận được nhiều dịch vụ từ địa phương, bảo hiểm điện thoại di động/ máy tính, bảo hiểm du lịch,… Vì thanh toán online luôn ở trong tâm trí của người Đức.
Cuối cùng, nếu bạn có kỹ năng tiếng Đức tốt và không muốn tốn nhiều tiền bạn có thể đăng ký tài khoản trực tuyến. Với cách này bạn sẽ có mọi thông tin thẻ tại Đức mà không phải trả bất cứ một khoản phí nào ( thuy nhiên có thể bạn không phát hiện tra các khoản ẩn phí)
Thường nếu bạn là sinh viên, bạn có thể mở tài khoản miễn phí ở Đức bao gồm các ngân hàng Berliner and Deutsche.
8. Ngân hàng online hoạt động như thế nào?
Tùy thuộc vào ngân hàng mà bạn chọn, bạn sẽ nhận được những điều sau đây trong thư gửi riêng bạn: Một thẻ tín dụng và mã pin, một tài khoản đăng nhập online, một mã pin trực tuyến, một danh mục các số “TAN” (trừ khi bạn chọn “TANs” cho điện thoại), đôi khi cả máy quét thẻ.
Bạn có thể sử dụng tài khoản và mã pin online để đăng nhập vào tài khoản online. Sau khi đăng nhập bạn có thể nhìn thấy những thông tin tổng quan nhất về tài khoản của bạn và những dao dịch trước đó.
Bạn có thể thực hiện dao dịch chuyển khoản ngân hàng bằng số TAN, mỗi lệnh dao dịch bạn sẽ được yêu cầu nhập một mã số TAN trong danh sách. Kể từ năm 2014, hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu phải có tên chủ tài khoản, IBAN, BIC cũng như các đối chiếu cho việc chuyển khoản.
9. Mất bao lâu để chuyển khoản giữa hai tài khoản ở Đức?
Nếu bạn chuyển khoản giữa hai tài khoản trong cùng một ngân hàng thì tài khoản nhận sẽ nhận được tiền trong ngày (ngày bạn gửi). Còn bạn sẽ mất từ một đến ba ngày để chuyển khoản giữa các tài khoản thuộc hai ngân hàng khác nhau ở Đức.
10. Làm sao để gửi tiền ra nước ngoài và phải mất bao lâu?
Nếu bạn muốn chuyển tiền trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu, thì thường mất từ 1 tới 3 ngày (tính theo ngày làm việc). Nếu bạn muốn gửi tiền ra nước ngoài, cách nhanh nhất là bạn sử dụng “TransferWise”, đó là một trong những cách rẻ và nhanh nhất để chuyển tiền quốc tế mà bạn chỉ cần sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ngân hàng để chuyển khoản.
Trên thực tế tiêng của bạn chưa bao giờ ra khỏi đất nước của bạn.
Nếu như bạn nay mắn thì bạn sẽ chuyển tiền trong ngày được. Bên cạnh đó cũng có những cách khác để chuyển tiền ra nước ngoài.
Theo Việt Nam Aupair
© 2024 | Thời báo ĐỨC