Luật sư tư vấn:
Căn cứ Nghị quyết số 141/NQ-CP ngày 31/12/2013 về việc gia nhập công ước năm 1968 về Giao thông đường bộ và Thông báo số 62/2014/TB-LPQT của Bộ Ngoại giao ngày 18 tháng 9 năm 2014, nhập công ước năm 1968 về Giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2014. Như vậy, Việt Nam đã chính thức là thành viên của công ước năm 1968 về Giao thông đường bộ.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014 quy định :
“5. Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:
a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;
b) Nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam;
Nội dung giấy phép lái xe quốc tế theo quy định tại Phụ lục 32 của Thông tư này;
c) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.”
Cộng hòa Liên bang Đức ký gia nhập công ước 1968 về giao thông đường bộ vào ngày 8/11/1968, do vậy, bằng lái xe quốc tế do Đức cấp được phép lưu thông tại các quốc gia khác cùng tham gia công ước này.
Như vậy, nếu giấy phép lái xe của bạn hiện tại là giấy phép lái xe quốc tế, được cấp theo đúng quy chuẩn quốc tế thì được phép lưu hành tại Việt Nam.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Hà Nội
©TAPCHINUOCDUC.COM
© 2024 | Thời báo ĐỨC