Vì sao Thủ tướng Angela Merkel là một trong những nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ nhất thế giới?

Bà Merkel là một trong những lãnh đạo nữ nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất thế giới! Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thay đổi nền chính trị Berlin kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 2005. Theo đánh giá của tạp chí Forbes, những thành tựu nổi trội trong và ngoài nước đã đưa bà lọt vào danh sách 8 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Bà Merkel là một trong những lãnh đạo nữ nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất thế giới!

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thay đổi nền chính trị Berlin kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước từ năm 2005. Theo đánh giá của tạp chí Forbes, những thành tựu nổi trội trong và ngoài nước đã đưa bà lọt vào danh sách 8 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Dưới đây là những nguyên nhân làm nên thành công của bà Angela Merkel trong thời gian lãnh đạo đất nước.

Sức mạnh phát triển nền kinh tế

Thủ tướng Angela Merkel đã kiên quyết chống lại cuộc suy thoái dài hạn ở Đức vào thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, bằng cách đưa ra các gói kích thích kinh tế và rút ngắn thời gian làm việc. Theo đó, người lao động làm việc ít hơn, nhưng được chính phủ tăng thu nhập cao hơn. Ngoài ra, bà Merkel còn tận dụng các điều kiện thuận lợi khác như lãi suất trái phiếu thấp và vị thế lớn mạnh trong vai trò là nước xuất khẩu. Chính sách này đã giúp nền kinh tế Đức vực dậy mạnh mẽ trong khi các quốc gia châu Âu khác vẫn còn phải vật lộn với những hệ quả của khủng hoảng.

132 1 Vi Sao Thu Tuong Angela Merkel La Mot Trong Nhung Nha Lanh Dao Duoc Nguong Mo Nhat The Gioi

Quyết định tái cơ cấu năng lượng Đức

Sau khi chứng kiến thảm họa hạt nhân khủng khiếp ở Fukushima năm 2011, Thủ tướng Đức đã kiên quyết đóng cửa 8/17 lò phản ứng hạt nhân của Đức. Những lò hạt nhân còn lại sẽ được xử lý trong năm 2022. Theo đó, bà đã tìm cách chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng thay thế được biết đến với tên gọi “Energiewende”. Quyết định của bà Merkel đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của toàn thế giới góp phần nâng vị thế của Đức trên trường quốc tế với tư cách là quốc gia tiên phong trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Bãi bỏ nghĩa vụ quân sự

Dưới thời lãnh đạo của bà Angela Merkel, lực lượng vũ trang Đức (Bundeswehr) đã bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào tháng 7-2011, sau hơn 50 năm thực hiện. Đây là một phần trong kế hoạch giảm quy mô quân đội từ khoảng 240.000 binh sĩ xuống còn 170.000 quân chuyên nghiệp. Quyết định này được đề ra bởi Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là Karl-Theodor zu Guttenberg và đã nhận được sự ủng hộ của bà Angela Merkel. Dù vấp phải sự phản đối từ các chính trị gia khi ấy, nhưng quyết định bỏ nghĩa vụ quân sự bắt buộc đã trở thành tiền đề cho sự phát triển của Bundeswehr trong thời điểm hiện tại. Cụ thể, dưới thời Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen, Bundeswehr có dịch vụ chăm sóc trẻ em và giờ làm việc linh hoạt. Điều này đã cho thấy bà Merkel đã đề cao và coi trọng cuộc sống gia đình của các quân nhân Đức.

Phúc lợi đối với các bậc phụ huynh

Trong một nỗ lực hỗ trợ các cặp vợ chồng có con, “Elterngeld” hay được biết đến là Chương trình phúc lợi dành cho cha mẹ đã được chính phủ của bà Merkel đưa ra vào năm 2007. Đây là phiên bản trả lương thai sản của Đức dành cho cả cha và mẹ, nhằm mục đích giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình, đồng thời khuyến khích tăng trưởng tỷ lệ sinh của quốc gia này. Chương trình phúc lợi cho phép cha mẹ có tới 14 tháng nghỉ sau sinh và trả cho mỗi người 67% tiền lương của họ trong thời gian nghỉ. Bà Merkel tuyên bố đây là một trong những kế hoạch đặc biệt nhằm bảo vệ quyền được nghỉ của nam giới để chăm sóc con cái mới sinh.

Quy định lương tối thiểu

Đề xuất về mức lương tối thiểu đã được đưa ra bởi những nghị sĩ đảng đối lập với đảng của bà Angela Merkel. Tuy nhiên, bà vẫn dành sự tín nhiệm và đề cao quy định này như một phần nỗ lực mang đến một xã hội công bằng. Theo đó, mức lương tối thiểu khoảng 8,5 USD/giờ làm việc đã được công bố vào ngày 1-1-2015. Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu còn giúp cải thiện đời sống của những người lao động khó khăn.

Chính sách đối ngoại và quan hệ với Nga

Bà Angela Merkel đã ghi điểm với nhiều chính sách ngoại giao khôn khéo trong thời gian cầm quyền lãnh đạo. Theo đó, vào năm 2015, bà đã đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề khiến cả phương Tây lên án là tranh chấp hòn đảo Crimea. Bà đã nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo phương Tây khác rằng, việc gây sức ép quá mức có thể đẩy Nga vào hỗn loạn chính trị và kinh tế, điều này sẽ không tốt đối với cả Nga, Đức và châu Âu.

Mặc dù không phải là một thành tựu về chính sách, nhưng sự hiện diện của bà với tư cách là một phụ nữ Đông Đức theo đạo Tin lành, không con cái và là lãnh đạo Liên minh dân chủ Cơ đốc giáo, một đảng do nam giới thống trị đã thay đổi không chỉ nội bộ đảng đảng mà còn cả xã hội Đức. Bà là nhà lãnh đạo chính trị nữ đầu tiên của Đức và đã để lại nhiều tiếng tăm trong sự nghiệp của mình. Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại nhận định, bà Merkel đã đưa đảng của mình trở thành “một trong những trụ cột của sự đồng thuận mới của Đức”. Điều này đã dẫn đến định hướng chính sách mới về mọi thứ, từ việc tái cơ cấu năng lượng đến các vấn đề gia đình và quyền lợi của phụ nữ - bao gồm cả quyết định về việc đưa hạn ngạch nữ vào phòng họp. Những điều này chính là lý do làm nên thành công và tên tuổi của bà Angela Merkel.

Bà Merkel là một trong những lãnh đạo nữ nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất thế giới

(Theo Guardian)


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày