Vì sao chiếc xe tăng có biệt danh "Vua Hổ" không thể giúp Đức thay đổi cục diện Thế chiến 2?

Nhiều người cho rằng “Vua Hổ” là bước phát triển tối ưu nhất của công nghệ xe tăng Đức

1 Vi Sao Chiec Xe Tang Co Biet Danh Vua Ho Khong The Giup Duc Thay Doi Cuc Dien The Chien 2

Vì sao chiếc xe tăng có biệt danh "Vua Hổ" không thể giúp Đức thay đổi cục diện trong Thế chiến 2? (Ảnh: Hot Cars)

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối cùng, Đức mới thực sự đẩy mạnh ranh giới của những thứ có thể xảy ra trong thế giới quân sự. Nước này bắt đầu phát triển một số loại vũ khí và phương tiện quân sự được cho là "điên rồ", chẳng hạn như máy bay chiến đấu phản lực Messerschmitt Me 262.

Ngoài ra, còn có những loại vũ khí đáng kinh ngạc khác như tên lửa V1 và V2. Tuy nhiên vào khoảng thời gian đó, điều mà quân đội Đức chú trọng hơn cả là nâng cấp sư đoàn thiết giáp của mình. Dù đã sở hữu cho mình xe tăng hạng nặng Tiger I, nhưng tham vọng của quân đội Đức là rất lớn và họ muốn tạo ra một chiếc xe tăng có sức công phá lớn hơn.

Công ty Henschel & Son đã sớm cho ra đời xe tăng hạng nặng Tiger II, hay còn được gọi với biệt danh "King Tiger - Vua Hổ". Loại xe tăng này được quân đội Đức đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1944, một năm trước khi Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. nhưng nó lại xuất hiện quá muộn vì thế không thể giúp nước này vượt qua cuộc chiến.

Mong muốn của Hitler

2 Vi Sao Chiec Xe Tang Co Biet Danh Vua Ho Khong The Giup Duc Thay Doi Cuc Dien The Chien 2

Tiger II được phát triển dựa trên những ý tưởng của Hitler (Ảnh: Hot Cars)

"Vua hổ" được ra đời vào đầu những năm 1843, từ những mong muốn của Hitler. Thời điểm đó, Hitler muốn tích hợp khẩu pháo L71 88 mm mới lên những cỗ xe tăng, khẩu pháo này thậm chí còn lớn hơn khẩu pháo của Tiger I. Vì vậy, Hitler đã đến hai công ty chế tạo ra Tiger I để hỏi xem liệu họ có thể tích hợp khẩu pháo L71 88mm lên những chiếc xe tăng Tiger phiên bản mới không. Hai công ty đó là Porsche và Henschel. Khi nhận được yêu cầu của Hitler, hai công ty này đã đưa ra những khái niệm rất khác nhau. Porsche đã đưa ra hai phiên bản xe tăng, một với tháp pháo ở phía trước, một với tháp pháo ở phía sau và cả hai đều sử dụng hệ dẫn động xăng-điện tương tự Tiger I.

3 Vi Sao Chiec Xe Tang Co Biet Danh Vua Ho Khong The Giup Duc Thay Doi Cuc Dien The Chien 2

Henschel được chọn làm công ty sản xuất mẫu xe tăng Tiger II (Ảnh: Hot Cars)

Trong khi đó, Henschel lại đưa ra ý tưởng hoàn toàn khác biệt. Henschel sử dụng phần khung giống như những chiếc xe tăng thông thường, lớn hơn một chút so với phiên bản Tiger đời đầu, được bọc lớp giáp nhiều góc cạnh cả ở phía trước và phía sau, giống xe tăng Panther. Nó sử dụng bánh xích giống Tiger I, với 2 đường ray tiêu chuẩn, một để sử dụng khi di chuyển trên đường bộ và một để sử dụng khi di chuyển trên đường sắt. Chính sự độc đáo trong thiết kế đã giúp cho công ty Henschel giành được hợp đồng.

Quá trình sản xuất Tiger II

4 Vi Sao Chiec Xe Tang Co Biet Danh Vua Ho Khong The Giup Duc Thay Doi Cuc Dien The Chien 2

Tiger II được sử dụng lần đầu tiên trong Trận Normandy vào tháng 7 năm 1944 (Ảnh: Hot Cars)

Tiger II được đưa vào sản xuất vào tháng 12 năm 1943, với một tháp pháo được sửa đổi từ tháp pháo của tập đoàn Krupp vì họ muốn có khẩu KwK 43 88 mm của riêng mình trên mẫu xe tăng này, chứ không phải khẩu L71 của đối thủ. Tháp pháo mới cũng được chế tạo đơn giản hơn, mặc dù trước đó Henschel đã lắp đặt 50 tháp pháo cũ cho 50 chiếc Tiger II do tập đoàn này chế tạo.

Được cho ra mắt khá muộn, vào thời điểm nước Đức đang gặp nhiều khó khăn nên "Vua Hổ" được sử dụng rất hạn chế. Chúng được sử dụng lần đầu tiên trong Trận Normandy vào tháng 7 năm 1944, và nhanh chóng được triển khai trên Mặt trận phía Đông vào tháng 8 cùng năm. Chúng được sử dụng nhiều nhất trong Cuộc tấn công Ardennes năm 1944 và Trận chiến Bulge vào tháng 12 năm 1944. Khoảng 150 chiếc Tiger II đã được triển khai trong trận đánh này nhưng hầu hết đều bị hỏng hóc trong lúc chiến đấu. Đây là một thất bại lớn đối với Đức khi nước này chỉ sở hữu tổng cộng 489 chiếc Tiger II.

Sự lợi hại của Tiger II

5 Vi Sao Chiec Xe Tang Co Biet Danh Vua Ho Khong The Giup Duc Thay Doi Cuc Dien The Chien 2

Những phiên bản đầu tiên của Tiger II chưa thực sự hoàn hảo (Ảnh: Hot Cars)

Các phiên bản đầu tiên của Tiger II được cho là thiếu độ tin cậy, nhưng sau khi nhà thiết kế sửa đổi vòng đệm và các bộ phận dẫn động của xe tăng, tỷ lệ tin cậy của nó đã tăng lên 59%. Cao hơn mức 48% của xe tăng Panther và gần đuổi kịp với mức 62% của Panzer IV. Mặc dù là một chiếc xe tăng hạng nặng nhưng Tiger II lại khá linh hoạt trong chiến đấu, biến nó trở thành loại xe tăng cơ động nhất so với những chiếc xe tăng của các nước Đồng minh. Lớp giáp của Tiger II rất chắc chắn, chưa có thông tin nào cho thấy lớp giáp trước của Tiger II bị xuyên thủng. Mặc dù lợi hại nhưng Tiger II lại có thời gian phục vụ chiến đấu rất ngắn ngủi.

Tiger II và số phận nghiệt ngã

Vào thời điểm mà quân đội Đức cần những cỗ máy chiến đấu đơn giản, hiệu quả thì chiếc xe tăng có biệt danh "Vua Hổ" lại không đáp ứng được điều đó. Chúng yêu cầu một quá trình sản xuất phức tạp, hơn nữa lại ra đời vào giai đoạn Đức gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhiên liệu cho các phương tiện chiến đấu nên số lượng xe tăng Tiger II được sản xuất rất ít. Bên cạnh đó, vấn đề về độ tin cậy mà Tiger II gặp phải trong thời gian đầu vẫn chưa được giải quyết triệt để nên quân đội Đức đã từ bỏ ý định sản xuất thêm những chiếc xe tăng này.

Chính vì những lý do trên mà "Vua Hổ" không thể giúp nước Đức xoay chuyển cục diện trong chiến tranh. Nhưng dù sao thì đây vẫn là một loại xe tăng ấn tượng và nếu nó được sản xuất với số lượng lớn thì chắc chắn sẽ trở thành một "bài toán khó nhằn" đối với các lực lượng Đồng minh trong giai đoạn cuối thế Thế chiến thứ 2.

Theo Hot Cars

Nguồn: viettimes.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày