Thấy máy bay của địch bốc khói, phi công người Đức lập tức bám theo và làm 1 việc không ai ngờ

Đúng lúc chiếc B17 rơi vào trạng thái vô cùng tệ, phi công cảm thấy bế tắc nhất, đột nhiên anh phát hiện bên ngoài khoang lái, một chiếc máy bay của Đức đang tiến lại gần.

132 1 Thay May Bay Cua Dich Boc Khoi Phi Cong Nguoi Duc Lap Tuc Bam Theo Va Lam 1 Viec Khong Ai Ngo

Ảnh minh họa.

Câu chuyện diễn ra vào khoảng thời gian đang xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai. Khi đó, không quân của các nước đồng minh đã bắt đầu ném bom, oanh tạc Đức trên quy mô lớn và phi hành viên của Đức cũng không cam tâm, tiến hành phản công dù rất yếu ớt.

Vào ngày 20/12/1943, một phi công lái máy bay ném bom của Mỹ có tên Charlie Brown đang cùng 7 chiến hữu chuẩn bị ném bom một xưởng dược của Đức.

Tuy nhiên, chiếc máy bay ném bom B17 do họ lái chưa kịp bay đến địa điểm cần đến thì đã bị pháo cao xạ của Đức tấn công trúng phần đầu, kính buồng lái vỡ tan, động cơ số 2 và động cơ số 4 hỏng hoàn toàn.

Không chỉ có vậy, trong tích tắc, pháo kích đã khiến 1 thành viên tổ bay thiệt mạng và 6 người còn lại bị thương, chỉ còn Brown nỗ lực điều khiển máy bay tháo chạy.

Mặc dù cố gắng hết sức để điều chỉnh song chiếc máy bay ném bom vẫn cứ chao đảo trên không, chỉ trực lao xuống đất, mà bên dưới lại là lãnh thổ của người Đức.

132 2 Thay May Bay Cua Dich Boc Khoi Phi Cong Nguoi Duc Lap Tuc Bam Theo Va Lam 1 Viec Khong Ai Ngo

Ảnh tư liệu.

Đáng quan ngại hơn là ô xy trong khoang đang cạn kiệt dần, không những thế, các thiết bị và nguồn điện cũng đang gặp sự cố, morphine được chuẩn bị để giảm đau để trong điều kiện nhiệt độ thấp trên không trung cũng đã đóng băng.

Trong bối cảnh đó, những người bị thương chỉ còn biết cắn răng chịu đựng đau đớn và cầu nguyện.

Đúng lúc Brown cảm thấy bế tắc nhất, đột nhiên anh phát hiện bên ngoài khoang lái, một chiếc máy bay của Đức đang bay lại gần máy bay của mình. Thế nhưng, viên phi công người Đức không tấn công mà dùng ngôn ngữ cơ thể ra hiệu cho họ hạ cánh.

Những thành viên khác nhìn thấy cảnh tượng này, phản ứng đầu tiên của họ là thao tác súng tự động, sẵn sàng tiến hành tấn công chiếc máy bay của kẻ địch. Tuy nhiên, Brown ra hiệu cho họ không nên nổ súng.

Không hiểu chuyện gì đang xảy ra? Không quân hai bên đang quyết chiến, tại sao cả hai bên lại không động thủ?

Tất cả chuyện này có lẽ phải để viên phi công Đức giải thích.

Nguyên tắc của phi công người Đức

Thì ra vào thời điểm máy bay Mỹ gặp nạn, viên phi công Franz Stigler đang vừa tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 G-6 của mình. Vừa hút thuốc vừa ngước nhìn lên bầu trời quan sát động tĩnh trên không thì phát hiện ra máy bay ném bom của Mỹ đang bốc khói.

Nhìn thấy cảnh đó, Franz Stigler lập tức cho máy bay cất cánh, tiếp cận chiếc B17 của Mỹ. Qua cửa sổ khoang lái, anh có thể nhìn thấy những thành viên tổ bay đang bị thương, thậm chí có thể nhìn rõ cả vẻ đau khổ trên nét mặt từng người.

Cảnh tượng này khiến Franz Stigler nhớ lại câu nói mà cấp trên của anh đã nói nhiều năm trước:

Trong chiến tranh, các anh là phi công lái máy bay chiến đấu, từ đầu đến cuối phải nhớ rõ điều này. Các anh phải làm sao cho xứng với sự tôn nghiêm và vinh dự này. Nếu như tôi nghe nói trong các anh có ai đó khai hỏa nhằm vào quân địch đang treo trên dù, tôi sẽ xử người đó.

Và như thế, Franz Stigler quyết định sẽ hướng dẫn cho chiếc máy bay Mỹ hạ cánh tại sân bay của Đức và chấp nhận sự đầu hàng.

 

Brown và các chiến hữu của anh nhận ra ý của đối phương, tuy nhiên, họ hoàn toàn không thể tiếp nhận phương án hạ cánh và đầu hàng nên không hạ độ cao.

Franz Stigler hiểu cảm xúc của những người lính không quân Mỹ, anh lại nghĩ ra một cách khác, đó là sẽ hướng dẫn họ bay đến khu vực biên giới nước trung lập là Thụy Sĩ. Đáng tiếc là Brown đã không hiểu được ý đồ của Franz Stigler, vẫn cứ tiếp tục bay.

Và như thế, hai chiếc máy bay không còn cách nào khác, cứ thế di chuyển trên bầu trời của nước Đức.

Đột nhiên, Franz Stigler phát hiện ra một tình huống không hay: Ở dưới mặt đất, vài cỗ pháo cao xạ đã phát hiện ra chiếc B17 của Mỹ và họ đang chuẩn bị khai hỏa...

Trong khoảnh khắc đó, Franz Stigler đã có một hành động không tưởng: Anh lái chiến đấu cơ của mình bay đến bên cạnh chiếc B17, dùng thân máy bay của mình ngăn pháo, không cho lính Đức bên dưới hạ gục kẻ địch đang gặp nạn.

Cuối cùng, Franz Stigler cũng đã hướng dẫn cho nhóm người Mỹ bay được ra đến bờ biển và giúp họ hạ cánh, xong việc, anh mới lái máy bay rời đi. Thậm chí, viên phi công người Đức còn không quên chào những phi công Mỹ theo nghi lễ quân đội.

Về sau, Brown được phía quân đội Anh cứu viện. Anh đã báo cáo chuyện này lên cấp trên nhưng cấp trên yêu cầu anh không được tiết lộ chuyện này cho bất cứ ai, càng không thể chia sẻ với giới truyền thông. Họ không muốn quân đồng minh vì việc này mà niệm tình với người Đức.

 

132 3 Thay May Bay Cua Dich Boc Khoi Phi Cong Nguoi Duc Lap Tuc Bam Theo Va Lam 1 Viec Khong Ai Ngo

Hai cựu chiến binh cuối đời đã có một màn tái ngộ ý nghĩa, đó là cái kết của tình người, của lòng nhân ái.

Về phía phi công Franz Stigler, kể từ sau trải nghiệm này, không ai có tin tức của anh. Cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Brown cũng không tìm kiếm được tin tức gì của người đã giúp mình. Dù vậy, trong vài chục năm sau đó, không lúc nào cựu chiến binh này ngừng tìm kiếm ân nhân.

Cho đến năm 1990, trong một chương trình truyền hình, Brown kinh ngạc phát hiện phi công người Đức từng giúp đỡ mình vẫn còn sống và người đó sống ở Vancouver cách ông không xa.

Ngay lập tức, Brown bay sang Canada tìm gặp Franz Stigler và trở thành hai người bạn thân thiết kể từ đó, cho đến khi cả hai cùng qua đời vào năm 2008.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày