Do đó, tháng 12/1942, Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô đã yêu cầu các cơ quan quốc phòng tập trung phát triển pháo tự hành với vũ khí chính là khẩu pháo ML-20 cỡ nòng 152,4mm.
Sau một thời gian ngắn, ba mẫu thiết kế như vậy đã được công bố. Cuối cùng người ta chọn mẫu thiết kế kết hợp pháo ML-20 với thân xe tăng hạng nặng KV-1S và đặt tên dự án thiết kế là pháo tự hành KV-14. Quá trình chế tạo phiên bản thử nghiệm bắt đầu vào ngày 31/12/1942.
Chỉ sau 25 ngày, một phiên bản KV-14 đã hoàn thành và bắt đầu thử nghiệm ở nhà máy rồi thử nghiệm cấp Nhà nước. Đến 14/2/1943 thì nó được chấp thuận để sản xuất hàng loạt tại nhà máy Kirov Chelyabinsky. KV-14 sau đó chính thức đổi tên thành pháo tự hành SU-152. Tính đến cuối năm 1943, đã có 704 khẩu pháo tự hành loại này xuất xưởng.
Pháo tự hành SU-152 được trang bị động cơ diesel 4 thì V-2K làm mát bằng chất lỏng. Công suất tối đa của động cơ đạt 600 mã lực giúp nó đạt vận tốc 43 km/h. Để khởi động động cơ chính, có một động cơ ST-700 công suất 15 mã lực hoặc khí nén từ các xi lanh với dung tích 2 đến 5 lít.
Khẩu pháo chính của nó - pháo ML-20 có sơ tốc đầu đạn 655m/s, có khả năng xuyên giáp dày 110mm ở góc bắn 90 độ từ khoảng cách 2.000m. Toàn bộ quả đạn nặng hơn 90 kg với 48,78 kg vỏ đạn cộng thuốc phóng và 43,6kg đầu đạn.
Pháo ML-20 có tốc độ bắn 2 viên/phút. Nó được trang bị kính ngắm toàn cảnh (khi bắn gián tiếp) và kính ngắm quang học ST-10 để ngắm bắn trực tiếp. Phạm vi bắn trực tiếp từ 700m. Ngoài ra pháo tự hành SU-152 còn được trang bị radio 10-RK-26 và bộ đàm nội bộ TPU-3.
Mặc dù bản thân SU-152 không phải pháo tự hành chống tăng vì nó không sử dụng các loại đạn chuyên biệt dành cho chống tăng. Tuy nhiên, người ta đã tình cờ phát hiện ra khả năng chống tăng tuyệt vời của nó một cách tình cờ.
Trong đợt thử nghiệm đầu năm 1943, Liên Xô đã dùng các mẫu xe tăng Tiger bắt được của Đức làm vật thử nghiệm. Đáng ngạc nhiên là dù chỉ dùng đạn nổ HE nhưng SU-152 có thể tiêu diệt xe tăng Tiger ở bất kỳ khoảng cách nào. Trong ảnh là một xe tăng hặng nặng Tiger của Đức.
Lập tức SU-152 được đưa ngay vào chiến đấu với trung đoàn đầu tiên thành lập vào tháng 5/1943. Các lính xe tăng Liên Xô đã rất vui mừng chấp nhận pháo tự hành mới vì nó có khả năng chế ngự được các loại xe tăng Tiger và Panther của Đức. Trong ảnh là một xe tăng của Đức trong Thế chiến II.
Trong trận chiến vòng cung Kursk, pháo tự hành SU-152 đã được đặt một biệt danh mới là Zveroboy tức là “kẻ săn thú”. Bởi vì chỉ trong 12 ngày, trung đoàn pháo SU-152 đã loại khỏi vòng chiến 12 xe tăng Tiger và 7 pháo tự hành chống tăng Ferdinand của Đức.
Theo trang Survincity, pháo tự hành SU-152 đã chứng minh rằng không có xe tăng nào của quân Đức mà nó không thể hạ. Mặc dù trong trận Kursk, các xe tăng của quân Đức đã được hiện đại hóa, tăng cường lớp giáp. Xe tăng Tiger có giáp dày 150mm, Panther có giáp dày 200mm, pháo chống tăng Ferdinand có giáp dày 90mm nhưng vẫn bị SU-152 tiêu diệt.
© 2024 | Thời báo ĐỨC