Thế nhưng, người Đức không ngờ rằng mình đã phạm phải một sai lầm trước khi tiếng súng nổ ra.
Sai lầm nghiêm trọng
Chiến dịch Barborossa được thiết kế thành 3 mũi tiến công chính: mũi đầu tiên nhằm vào các quốc gia Baltic và rồi tới Leningrad (ngày nay là thành phố Saint Peterburg), mũi thứ 2 tiến thẳng tới thành phố Moscow còn mũi tiến công còn lại hướng tới khu vực phía Nam để chiếm đóng Ukraina, Caucasus.
Cuộc xâm lược Liên Xô của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2
Thế nhưng, cách tấn công này đã vi phạm một nguyên tắc rất cơ bản của chiến tranh là tập trung quân lực. Với việc tự phân tán lực lượng, nước Đức đã không thể đạt được mục tiêu nào cả: Leningrad đứng vững bất chấp việc bị phong tỏa trong hơn 2 năm, mũi tiến công thứ 2 cũng phải dừng chân ngay trước Moscow còn cuộc tấn công xuống miền Nam cũng thất bại.
Đánh giá thấp đối thủ
Theo Bussiness Insider, sai lầm có tính then chốt này xuất phát từ công tác tình báo. Cụ thể, Abwehr (cơ quan tình báo quân đội Đức) đã đánh giá thấp quy mô quân dự bị của Liên Xô. Chính vì những đánh giá này, Bộ tư lệnh tối cao Đức đã đánh giá thấp sức mạnh của đối thủ và cho rằng việc tập trung quân lực là không cần thiết.
Trận chiến Stalingrad
Khi ấy, người Đức đã nghĩ tới viễn cảnh một trận chiến bao vây để “nuốt chửng” toàn bộ Hồng quân và sau đó là một đòn tiến công nhằm vào lực lượng dự bị yếu ớt của nhà nước Liên bang Xô Viết để kết thúc chiến tranh một cách toàn diện trước khi kết thúc mùa đông 1941.
Thế nhưng, chính thất bại về mặt tình báo đã khiến nước Đức phải trả giá. Moscow và Leningrad hiển nhiên đều là những mục tiêu chiến lược có giá trị lớn. Tuy nhiên, chính miền Nam và Stalingrad với là chìa khóa quyết định để hạ gục người khổng lồ Liên Xô.
Quá tham lam và nóng vội
Nằm kẹp giữa sông Volga và sông Don, Stalingrad đóng vai trò quan trọng, là cửa ngõ để vận chuyển hàng hóa lên phía Bắc của Xô Viết. Nếu như người Đức tập trung toàn bộ lực lượng vào mũi tiến công phía nam và chiếm giữ thành phố này, dầu mỏ từ thành phố Baku (Azerbaijan) – nguồn dầu chính của Liên Xô sẽ không thể tới được các nhà máy của nước này.
Chỉ vì một sai lầm, nước Đức đã phải lần thứ 2 chịu cay đắng thua trận
Trong bối cảnh nền kinh tế và bộ máy chiến tranh đều phụ thuộc vào dầu và nguồn cung ứng không thể thay thế bị cắt, việc Hồng quân tan rã sẽ chỉ là chuyện sớm hay muộn. Thế nhưng, chỉ vì thất bại về mặt tình báo, người Đức đã huyễn tưởng rằng họ có thể đạt được cả 3 mục tiêu của mình chỉ trong năm 1941.
Lịch sử đã chứng minh: họ đã nhầm.
Theo Dân Việt
© 2024 | Thời báo ĐỨC