Bức tường Berlin bắt đầu được xây dựng ngày 13/8/1961. (Nguồn: Twitter)
Thủ đô Berlin mặc dù thuộc Đông Đức – khu vực Liên Xô chiếm đóng nhưng cũng được chia làm 4. Đông Berlin thuộc về Liên Xô, các nước còn lại giữ phần phía Tây thành phố.
Sự ngăn cách “nhen nhóm” trước một thập kỷ
Kể từ khi bị chia cắt, Tây Berlin đã trở thành điểm nóng của đối đầu c̵h̵i̵ế̵n̵ ̵t̵r̵a̵n̵h̵ lạnh, trung tâm đối đầu giữa các cơ quan tình báo hai phe.
Đỉnh điểm là cuộc phong tỏa Berlin của Liên Xô năm 1948, khi chính quyền Joseph Stalin chặn tất cả các tuyến đường bộ và đường thủy đến Tây Berlin, tạo sức ép buộc Đồng minh di tản, khiến 2 triệu người dân Tây Berlin bị cắt mất nguồn cung thiết yếu như đồ ăn, nhiên liệu sưởi ấm…
Trước tình hình đó, Mỹ đã phải “ra tay” tiến hành Không vận Berlin, vận chuyển thực phẩm và đồ dùng cho dân cư thành phố. Ngày 26/6/1948, những chiếc máy bay đầu tiên chở đầy thức ăn, quần áo, nước uống, thuốc men và nhiên liệu của Mỹ và Anh đã bắt đầu tiếp viện tới Berlin.
Trong chưa đầy một tháng, trung bình mỗi ngày có 2.500 tấn hàng hóa được đưa tới thành phố. Mỗi 4 phút có 1 máy bay hạ cánh. Một phi công lái 2 chuyến khứ hồi mỗi ngày. Có những chiếc máy bay từ Thế chiến II đáng lẽ cần được bảo dưỡng nhưng vẫn hoạt động.
Không vận Berlin là chiến dịch có quy mô rất lớn, với đầy thách thức, hiểm nguy.
Cộng đồng quốc tế đã lên án cuộc phong tỏa Berlin của Liên Xô khi chứng kiến khiến nhiều người dân vô tội phía Tây thành phố phải sống khổ sở, đói khát, trong đó có phụ nữ và trẻ em. Dưới áp lực đó, Liên Xô đã chấm dứt hành động này sau gần một năm, vào tháng 5/1949.
Mỹ vẫn duy trì cung cấp đồ cứu trợ đến tháng 9/1949, với tổng chi phí hơn 224 triệu USD, tổng cộng hơn 1,5 triệu tấn vật tư. Người Đức gọi cuộc không vận này là “Luftbrucke”, có nghĩa là “chiếc cầu không khí”.
Khi chiến dịch phong tỏa kết thúc, Cộng hoà Dân chủ Đức ở phía Đông tuyên bố Đông Berlin là thủ đô của mình, còn Tây Berlin được coi là một phần lãnh thổ nước Cộng hòa Liên bang Đức ở Tây Đức.
Sự ra đời của hai quốc gia “nhen nhóm” sự chia cắt chính trị ở nước Đức. Hai bên bắt đầu tăng cường canh phòng biên giới. Ban đầu chỉ có cảnh sát và lực lượng quân đội biên phòng canh gác, sau đó Đông Đức bắt đầu dựng lên những hàng rào thép gai.
Sự ngăn cách Đông-Tây Berlin được “nhen nhóm” từ trước năm 1961 bằng lính canh và dây thép gai. (Nguồn: Whenintime)
Năm 1952, Liên Xô đóng cửa biên giới giữa Đông và Tây Đức, tạm thời chưa đả động gì đến “miếng bánh 4 phần” Berlin. Cho đến khi ngày càng nhiều người Đông Đức bất mãn di tản sang Tây Berlin, lãnh đạo Đông Đức Walter Ulbricht bắt đầu nung nấu ý định ngăn cách hai phía Đông – Tây của thành phố này.
Sau khi trình bày ý tưởng với lãnh đạo Điện Kremlin là Nikita Khrushchev, lãnh đạo Đông Đức âm thầm dự trữ dây thép gai, cột xi măng, thành lập một nhóm hoạt động bí mật để lên kế hoạch đóng cửa đường phố và hệ thống giao thông như tàu hỏa, tàu điện.
Mùa Hè năm 1961, số lượng di tản từ Đông Đức qua Tây Berlin đạt khoảng 1.000 người/ngày. Sau 12 năm, tổng cộng xấp xỉ 2,5 triệu người, tương đương 1/6 dân số rời Đông Đức, trong đó có nhiều lao động tay nghề cao, chuyên gia, trí thức…
Trong tình hình đó, lãnh đạo Điện Kremlin Khrushchev đã đồng ý để Đông Đức khoá cửa biên giới.
Với sự chuẩn bị kỹ càng trong 8 năm, ngay lập tức Đông Đức đã huy động quân đội, cảnh sát và công nhân xây dựng từ rạng sáng ngày 13/8/1961. Chỉ sau 3 tháng, bức tường Berlin đã được hoàn thành, tách biệt Cộng hòa Dân chủ Đức với Tây Berlin.
Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi đây là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”, trong khi Cộng hòa Liên bang Đức gọi đây là “Bức tường ô nhục”.
Thành phố Berlin bị chia đôi “chính thức” trở thành một biểu tượng cho những căng thẳng trong C̵h̵i̵ế̵n̵ ̵t̵r̵a̵n̵h̵ Lạnh.
Bức tường Berlin thực chất là hai bức tường song song. (Nguồn: Wall Street Journal)
Hơn cả một bức tường
Thực tế, Bức tường Berlin không phải là một bức tường duy nhất. Có đến hai bức tường cách nhau khoảng 146m.
Một bức tường dài khoảng 154 km bao quanh Tây Berlin, ngăn cách khu vực này với Đông Berlin và vùng quê Đông Đức lân cận. Song song với đó là một “bức màn sắt” xây dọc theo đường biên giới dài khoảng 1.368km giữa Đông Đức và Tây Đức, với hơn 1 triệu quả mìn xung quanh.
Bức tường được dựng bằng các tấm bê tông cốt thép cao 3,6m, rộng 1,2m, bên trên có một đường ống khổng lồ ngăn không cho người trèo qua. Giữa hai bức tường là một vùng “tử địa” (Death strip) được rải cát để nhìn thấy vết chân, có chó dữ, đèn pha, dây thép, cột chống xe qua lại, súng máy, vọng gác và lính canh bắn những người di cư trái phép.
Trong suốt 28 năm bức tường tồn tại, khoảng 5.000 người đã vượt biên thành công bằng cách nhảy từ cửa sổ tòa nhà gần bức tường, trèo qua dây thép gai, bay bằng khinh khí cầu, đào hầm chui hoặc bơi qua sông và kênh đào…
Số người đã cố gắng và thất bại lớn hơn như vậy rất nhiều. Đa phần họ bị bắt giam và khoảng gần 200 người đã bị sát hại.
Việc những người Đông Berlin vượt biên bị bắn chết đã làm tăng thêm lòng hận thù của phương Tây với bức tường.
Mục đích chính của bức tường là ngăn người Đông Berlin di tản sang phía Tây. Nhưng hơn cả thế, bức tường không chỉ là biên giới hữu hình chia đôi hai miền nước Đức, mà còn là biên giới giữa khối Warszawa và khối NATO, nói cách khác là giữa khối xã hội chủ nghĩa và khối tư bản chủ nghĩa.
Đến năm 1989, Bức tường Berlin sụp đổ. Ngày 3/10/1990, Đông và Tây Đức chính thức hợp nhất, trở thành nước Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức và thế giới đâu đó vẫn tồn tại một “bức tường vô hình” ngăn cách giữa những khác biệt ý thức hệ.
Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, nước Đức và thế giới đâu đó vẫn tồn tại một “bức tường vô hình” ngăn cách giữa những khác biệt ý thức hệ.
Mặc dù đã thống nhất hơn 30 năm, và bức tường Berlin giờ chỉ còn là vật trưng bày cho du khách tham quan chiêm ngưỡng, nhưng nước Đức và thế giới đâu đó vẫn tồn tại một “bức tường vô hình” ngăn cách giữa những khác biệt ý thức hệ.
Hầu hết người Đức ở phía Tây không còn cảm nhận được sự chênh lệch, nhưng nhiều người dân miền Đông nước này vẫn cho rằng họ là công dân hạng hai. Họ nhận được ít tiền lương hơn và có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, dù nền kinh tế hai miền xấp xỉ nhau.
Giáo sư xã hội học Steffen Mau của Đại học Humboldt ở Berlin từng nói rằng: “Quan điểm của họ về thế chế dân chủ, giới tinh hoa, truyền thông và quan hệ với Nga vẫn còn những khác biệt. Ngay cả cách mọi người nhìn nhận bản thân và đất nước cũng khác nhau”.
Nhà sử học, nhà báo, nhà văn Nga Roy Medvedev viết trên tờ Rossiyskaya Gazeta năm 2019: “Tôi đã sống và làm việc một thời gian dài ở Berlin, đã tận mắt nhìn thấy sự khác biệt và tôi có thể nói chắc chắn rằng sự thống nhất thực sự của Đức vẫn chưa xảy ra”.
Trên thế giới, khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường sức mạnh và mở rộng sang phía Đông. Mâu thuẫn Mỹ-Trung, Mỹ-Nga căng thẳng và phức tạp không kém thời kỳ C̵h̵i̵ế̵n̵ ̵t̵r̵a̵n̵h̵ Lạnh.
Bên cạnh các bức tường biên giới, điển hình là bức tường cựu Tổng thống Donald Trump xây dựng dọc biên giới Mỹ-Mexico ngăn dòng người nhập cư, ngày nay xuất hiện nhiều “bức tường” thương mại do Mỹ và phương Tây dựng lên để đối trọng với Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác.
2021 là năm kỷ niệm 60 năm ngày xây dựng bức tường Berlin. Nhưng dường như bức tường này có tuổi đời “già” hơn 6 thập niên. Sự hiện hữu của bức tường kéo dài từ quá khứ cho đến hiện tại, và có vẻ vẫn sẽ tiếp tục trong tương lai.
Nguồn: baoquocte.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC