Bi kịch cuộc đời của vị tướng phò tá trùm Phát xít Hitler

Mặc dù đóng góp nhiều công lao nhưng "cáo sa mạc" Rommel cũng phải nhận một kết cục bi thảm bởi sự điên cuồng của trùm Phát xít Hitler trong lịch sử.

132 1 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Những chiến thuật độc đáo của Rommel đã làm cho quân đồng minh vô cùng khổ sở.

Là một chỉ huy quân sự vào loại xuất sắc nhất trong hàng ngũ tướng lĩnh quân đội Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ II, đã có lúc Erwin Eugen Rommel từng là vị quân nhân "được sủng ái" dưới quyền trùm Phát xít Hitler. Thế nhưng, khi cuộc chiến tranh bước vào giai đoạn quyết định, Erwin Rommel lại bị bức tử bởi chính mệnh lệnh "phải chết" của Hitler.

Tuy nhiên, khác với Hitler hay nhiều kẻ máu lạnh Phát xít khác trong lịch sử , nhân loại nhớ về ông như một vị tướng tài…

Gia đình mẫu mực

Rommel là con trai của giáo sư Erwin Rommel Senior - hiệu trưởng của một trường phổ thông nổi tiếng vùng Heidenheim (Đức) nên ngay từ nhỏ, ông đã nhận được một sự giáo dục quan tâm kỹ lưỡng của gia đình. Đặc biệt, Rommel rất giỏi môn Vật lý và Lịch sử, năm học lớp 9 ông đã có thể lắp ráp một chiếc tàu bay lượn phức tạp.

 132 2 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Erwin Rommel khi còn trẻ.

Năng khiếu ấy hoàn toàn có thể đưa Rommel trở thành một kỹ sư giỏi, nhưng cha ông lại không muốn như thế. Người cha chỉ mong con mình tiếp nối con đường nhà giáo danh giá, hoặc trở thành một binh lính trong quân đội.

Rommel đã chọn con đường thứ hai, gia nhập vào trung đoàn bộ binh 124 vào năm 1910. Một năm sau, ông được cử đi học tại trường sĩ quan cấp cao Danzig. Tại đây, với trí thông minh cùng sự nhiệt tình, Rommel đã tốt nghiệp loại ưu năm 1912, nhận hàm trung úy ngay sau đó. Kể từ đây, sự nghiệp của ông lên như "diều gặp gió".

Từ một vị tướng tài hiếm có...

Tham gia Thế chiến thứ I với tuổi đời còn rất trẻ nhưng Rommel đã gây bất ngờ với tài cầm quân siêu việt. Điển hình là chiến tích đẩy lùi 7.000 quân Ý chỉ với vỏn vẹn 150 tàn binh. Do đó, dù quân Đức thất bại thảm hại trong Thế chiến thứ I nhưng Rommel vẫn được phong tặng Huân chương Thập tự sắt danh giá.

 132 3 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Rommel thường xuất hiện với nụ cười trên môi.

Huân chương giúp Rommel trở thành một cái tên uy tín trong quân đội. Bộ tổng tham mưu liên tục cấp xét ông những chức vụ cao hơn. Thế nhưng, ông từ chối hầu như mọi cơ hội để nhận một chức vụ chỉ huy chính trị để làm một vị tướng nơi tiền tuyến cùng sát cánh với những binh sĩ.

 132 4 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Đại tá Rommel (trái) và Hitler đi qua một đội danh dự ở Goslar ngày 30.9.1934.

Vào năm 1934, Erwin Rommel gặp Hitler, trùm Phát xít nhanh chóng nhận ra tài năng và cấp xét ông ở những vị trí cao hơn. Rommel ngày càng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong quân đội Đức Quốc Xã. Từ một Tiểu đoàn trưởng kiêm giảng viên tại một trường quân sự, Erwin Rommel trở thành sỹ quan chỉ huy tiểu đoàn bảo vệ Quốc trưởng Hitler với cấp bậc Thiếu tướng.

 132 5 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Tính cách coi trọng, hòa đồng với binh lính đã khiến rất nhiều người yêu quý và trung thành với ông.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, Erwin Rommel được cử ra chiến trường và nắm giữ vai trò chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 7. Khác với chiến thuật bình thường sử dụng xe tăng tấn công một cách đơn lẻ vào sào huyệt địch, Rommel đã tập trung xe tăng lại thành các tập đoàn khổng lồ.

Sau đó, những tập đoàn xe tăng này sẽ bất ngờ cùng tiến thẳng vào phòng tuyến đối phương, tấn công theo sơ đồ thọc sâu, chia cắt, vây hợp và tiêu diệt đạo quân phòng thủ của địch. Cách chiến đấu mày sẽ khiến địch không dám tấn công, làm tan rã ý chí chiến đấu của họ, buộc quân địch phải đầu hàng.

 132 6 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Ít lâu sau, Rommel lần lượt đánh thắng quân Anh - Pháp tại Arras, bờ biển Manche. Sư đoàn Thiết giáp số 7 được đổi tên thành "sư đoàn ma" bởi tốc độ đánh và tính bất ngờ của chiến thuật do Rommel đề ra. Có nhiều lúc ngay cả bộ chỉ huy Đức cũng không biết chính xác sư đoàn này đang ở đâu, làm gì và chỉ ngay sau đó họ lại nhận được tin thắng trận báo về.

Thành công vang dội đó đem đến cho Erwin Rommel chức chỉ huy cấp cao tại chiến trường châu Phi. Tại đây, với quân số ít ỏi và một lượng xe tăng khá tồi tàn, Rommel đã đập tan và đẩy lùi nhiều sư đoàn của khối liên minh Anh, Mỹ, Úc và Pháp.

 132 7 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Rommel trong mặt trận Tây Âu tháng 6.1940.

Với tài năng cầm quân bậc thầy cùng quân số ít ỏi nhưng Rommel vẫn giáng một đòn nặng nề vào Quân đoàn số 2 của Mỹ tại Tunisia trước khi ông và số quân Đức còn lại buộc phải rút khỏi Bắc Phi trong bất lực khi không còn nguồn tiếp tế để tiếp tục chiến đấu.

 132 8 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Những chiến công vang đội trên chiến trường Bắc Phi đã khiến chính đối thủ của Erwin Rommel phải gọi ông bằng biệt danh "Cáo sa mạc". Trở về nước Đức, Rommel được phong tới chức thống chế quân đội, nhưng cũng từ đây ông dần bước vào giai đoạn đen tối của cuộc đời mình.

... đến cái chết của một vị tướng lập công

Mặc dù là quân phục vụ cho Hilter và là một chiến binh vào loại xuất sắc nhất của Đế chế thứ ba, song Erwin Rommel không bao giờ đứng trong hàng ngũ đảng Quốc Xã. Không những thế, Rommel còn dám đứng ra chỉ trích sự tàn bạo của Hitler với người Do Thái.

 132 9 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Ông thẳng thắn từ chối những mệnh lệnh tàn bạo yêu cầu phải hành quyết tù binh và người Do Thái bị bắt giữ ở những mặt trận mà ông chỉ huy. Vì thế, sau chiến tranh, chưa một lần nào vị tướng tài này bị cáo buộc về việc gây ra tội ác chiến tranh.

Điều này ít nhiều làm Hitler khó chịu nhưng với uy tín cùng tài năng nên Rommel vẫn luôn được vị Quốc trưởng yêu mến. Nhưng ngược lại, vị thống chế quân đội dần nhận ra lãnh đạo tối cao của dân tộc là "kẻ điên": Hitler đang trút những cơn bạo hành lên người dân vô tội. Và Rommel hoàn toàn không muốn các thế hệ tương lai của nước Đức phải chịu rơi vào sự thất bại của cuộc chiến phi nghĩa này.

 132 10 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Chính vì thế, Rommel dù đã biết có một cuộc đảo chính của các sĩ quan Đức chống lại Hitler nhưng ông vẫn làm lơ để mọi chuyện diễn ra. Đáng tiếc là âm mưu ám sát Hitler nhanh chóng thất bại, điều này khiến trùm Phát xít điên cuồng truy sát những người có liên quan.

Một cuộc thanh trừng đẫm máu diễn ra và dù không trực tiếp tham gia đảo chính nhưng Rommel vẫn bị đưa vào tầm ngắm vì có rất nhiều người quen, binh sỹ dưới quyền của ông tham gia.

 132 11 Bi Kich Cuoc Doi Cua Vi Tuong Pho Ta Trum Phat Xit Hitler

Mặc dù đóng góp nhiều công lao nhưng Rommel cũng phải nhận một kết cục bi thảm vì sự điên cuồng của Hitler.

Ngày 20.7.1944, Rommel bị bắt trong một cuộc đàn áp thẳng tay của quân đội dưới lệnh của Hitler. Nhưng bởi danh tiếng của thống chế Rommel quá lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong niềm tin của người Đức nên thay vì đưa ông ra tòa án binh để phán xét công bằng, Hitler lại uy hiếp ông.

Hitler ép ông tự sát bằng thuốc độc nếu không thì toàn bộ gia quyến của Rommel sẽ phải chết. Ông đành tự kết liễu đời mình vào ngày 14.10.1944 và được chôn cất với đầy đủ nghi thức trang trọng của quân đội.

Dù nhận một cái kết buồn, nhưng tài năng cùng sự cao thượng của ông khiến người đời sau vô cùng kính nể. Ngày nay, để tưởng nhớ đến ông, trong những học viện quân sự ở châu Âu, Hoa Kỳ, các học viên đều được học lịch sử về ông - một lãnh đạo mẫu mực, một thiên tài chiến thuật của thế giới.

Nguồn: KIENTHUC


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày