Mặc dù trên giấy tờ, Đức quốc xã chính thức tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh vào ngày 8/5/1945. Tuy nhiên, cuộc chiến ở châu Âu vẫn tiếp diễn sau đó nhiều tháng khi có nhiều đơn vị vũ trang của Đức khi đó không chịu buông súng hoặc không nhận được mệnh lệnh đầu hàng. Nguồn ảnh: Archive.
Đức xâm lược Liên Xô
Cơ hội duy nhất của những binh lính này đó là phá vòng vây của Hồng Quân và chạy sang đầu hàng quân Đồng minh để có một “tương lai tươi sáng” hơn. Tính tới ngày 9/5/1945, quân Đức vẫn nắm trong tay lực lượng chiến đấu khá mạnh, với đầy đủ hậu cần ở Danzig, Heiligenbeil, Hy Lạp và Tiệp Khắc. Trong đó, đông nhất là ở Heiligenbeil với quân đoàn 4 Bộ binh Đức đã chiến đấu tới ngày 13/5 trước khi đầu hàng. Nguồn ảnh: Archive.
Một tuần kể từ ngày 9/5, một nhóm tàn quân lớn của Đức ở khu vực Balkan đã tìm cách tiến tới Áo – nơi đang được Quân Đồng minh kiểm soát để tìm cách đầu hàng quân đồng minh thay vì chịu rơi vào tay quân Liên Xô. Nguồn ảnh: Sovietarmy.
Một trận đối đầu giữa Hồng quân và 30.000 tàn quân Đức đã diễn ra ở khu vực thuộc lãnh thổ Nam Tư cũ, lấy đi 400 mạng sống của cả hai bên. Khi tới được phía quân Anh, người Anh đã từ chối tiếp nhận gần 30.000 hàng binh Đức quốc xã này và buộc họ phải quay lại Balkan – nơi họ sẽ bị Hồng quân bắt giữ. Nguồn ảnh: Dday.
Ngày thứ 8 kể từ khi , người Anh muốn chiếm lại các hòn đảo ở Eo biển Anh trước đó đã bị quân Đức chiếm đóng. Mệnh lệnh đưa ra từ chỉ huy tối cao của Anh là hết sức dã man khi ông này đã ra lệnh không cần đánh, cứ để quân Đức đóng trên các đảo này chết đói. Nguồn ảnh: Flickr.
Tới tận ngày 16/5, những binh lính Đức cuối cùng đóng trên các hòn đảo này mới đánh điện cho phía Đồng minh để đầu hàng, họ đã hết sạch nhu yếu phẩm dự trữ và nước ngọt. Nguồn ảnh: WW2.
Tuy nhiên, những binh lính Đức cuối cùng còn cứng đầu tới mức phải chờ tới tháng 9 năm đó, nghĩa là sau khi Nhật đầu hàng ở Thái Bình Dương thì họ mới chịu ra đầu hàng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nhóm lính Đức này đã ra đầu hàng những người thợ săn ở Na Uy vào ngày 4/9/1945 – 4 tháng kể từ khi Đức chính thức đầu hàng ở châu Âu và hai ngày sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện ở châu Á vì hai trái bom nguyên tử của Mỹ. Nguồn ảnh: Getty.
Những người lính Đức này khai nhận họ có nhiệm vụ canh giữ một trạm thời tiết ở gần… Bắc Cực, họ đã bị mất liên lạc với sở chỉ huy từ tháng 5 và không biết chính xác điều gì đã xảy ra trong quãng thời gian vừa rồi. Lý do những người lính này ra đầu hàng là do thiếu tiếp tế và họ sợ rằng tổng hành dinh đã “quên” mất những người lính đóng ở vùng hẻo lánh này. Nguồn ảnh: USmilitary.
Những người lính Đức này đã phải trải qua một cuộc hành trình kéo dài cả tháng trời từ vùng cực bắc Na Uy – gần Bắc Cực bằng đường bộ đi xuống phía Nam và may mắn cho họ là đã kịp đầu hàng trước khi mùa đông ở Bắc Âu ập xuống. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên, kỷ lục về người lính đầu hàng muộn nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 hiện nay vẫn thuộc về một binh lính Nhật Hoàng, ông đã chiến đấu liên tục trong gần 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc trong rừng rậm ở Philippines và chỉ ra hàng vào năm 1974 khi người ta tìm được chỉ huy trực tiếp của ông để ra lệnh cho ông đầu hàng.
Nguồn ảnh: Pinterest.
© 2024 | Thời báo ĐỨC