Cũng giống như khi bạn bắt đầu quyết định du học tại Đức, bạn sẽ tự hỏi sau khi tốt nghiệp tại Đức, mình sẽ làm gì?
Và giờ, câu hỏi ấy không còn là tương lai nữa. Bạn phải trực tiếp đối mặt với những lựa chọn: ở lại học lên tiếp hay ở …
Cũng giống như khi bạn bắt đầu quyết định du học tại Đức, bạn sẽ tự hỏi sau khi tốt nghiệp tại Đức, mình sẽ làm gì? Và giờ, câu hỏi ấy không còn là tương lai nữa. Bạn phải trực tiếp đối mặt với những lựa chọn: ở lại học lên tiếp hay ở lại làm việc hoặc về nước làm việc tại quê nhà.
Hồi hương
Bạn hãy chuẩn bị thật tốt khi quyết định trở lại quê hương sau tốt nghiệp. Trước khi về nước bạn phải hoàn thành một vài việc tại Đức.
Bạn cũng nên đề ra các kế hoạch cụ thể nhằm chuẩn bị cho việc về nước giống như khi bạn bắt đầu sang Đức. Một trong những gợi ý hay là bạn nên liên hệ trước với những doanh nghiệp hay các trung tâm hỗ trợ lao động tại quê hương để có được những cơ hội việc làm tốt nhất ngay khi về nước.
Sinh viên đến từ các nước đang phát triển có thể đề nghị các khoản trợ cấp khác nhau để hồi hương như: hỗ trợ tự doanh, trợ cước vận chuyển, hỗ trợ tài chính tạm thời …
Trước khi về nước nên nên hoàn tất các việc sau:
- Thông báo ngừng hợp đồng thuê nhà
- Rút học bạ ra khỏi trường
- Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm y tế và điện thoại
- Thông báo đóng tài khoản ngân hàng
- Liên hệ với bên bảo hiểm hưu trí
Chú ý: việc rút hồ sơ ra khỏi trường đồng nghĩa với việc kết thúc giấy phép cư trú. Bạn hãy thông báo điều đó với Sở ngoại kiều nơi bạn đang cư trú.
Ở lại Đức làm việc
Sinh viên đến từ các nước thành viên trong khối EU hầu như có thể ở lại mà không gặp phải khó khăn gì. Nhìn chung họ dễ dàng tham gia vào thị trường lao động ở Đức.
Sinh viên đến từ các nước thành viên mới và tất cả sinh viên quốc tế khác đều có thể ở lại, nếu họ kết thúc thành công việc học và giấy phép cư trú có thể được gia hạn thêm 18 tháng. Bạn sẽ có thời gian để tìm một công việc phù hợp với ngành học của mình. Ngay cả khi gia hạn giấy phép cư trú để tìm việc bạn vẫn phải chứng minh mình có nơi ở ổn định. Sinh viên mới tốt nghiệp được phép làm việc mà không cần giấy phép 120 ngày hoặc 240 nửa ngày/năm như sinh viên khác. Nếu họ tìm được một công việc phù hợp thì giấy phép cư trú trước đây sẽ được chuyển đổi sang mục đích lao động. Sau 5 năm bạn có thể nhận được giấy phép định cư vô thời hạn. Kể từ ngày 16.10.2007 kỳ thi ưu tiên sẽ bị loại bỏ cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại các trường đại học ở Đức, không phụ thuộc là chuyên ngành nào.
18 tháng trôi qua rất nhanh, đó là thời gian quý báu để tìm kiếm một công việc trong học kì cuối cùng trước khi bạn lấy bằng.
Sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp tại Đức nên tận dụng mọi cơ hội có được khi tìm việc làm. Tìm kiếm công việc khớp 100% với những gì được học, nghiên cứu ở trường? Đó là một sai lầm. Điều này chỉ làm cuộc sống khó khăn hơn thôi.
Bạn có thể tìm kiếm các cơ hội tại các hội thảo tuyển dụng, hội trợ, hội nghị của các doanh nghiệp, trung tâm hướng nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp….
Và một lưu ý vô cùng quan trọng đó là tiếng Đức. Dù bạn có du học tại Đức bằng tiếng Đức hay tiếng Anh, và bạn muốn tìm một công việc tại đây thì tiếng Đức là một điều vô cùng quan trọng. Không có tiếng Đức tốt, bạn rất khó có thể tìm được công việc như ý sau khi tốt nghiệp ở Đức.
© 2024 | Thời báo ĐỨC