Viêm gan B là gì?
Viêm gan B là một trong các bệnh về gan nguy hiểm nhất, bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra.
Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu dù là viêm gan mạn ở thể hoạt động. Vì vậy, bệnh nhân thường không chú ý đi khám để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
Viêm gan B có hai dạng:
Viêm gan B cấp tính là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Bệnh đôi khi có thể dẫn đến viêm gan B mạn tính;
Viêm gan B mạn tính: Khi người bệnh nhiễm HBV trong 6 tháng hoặc lâu hơn thì được coi là mắc bệnh viêm gan B mạn tính, lúc này virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân.
Viêm gan B mạn thể người lành mang mầm hay thể ngủ yên ít nguy cơ diễn tiến thành xơ gan (1-2%/năm) và ung thư gan (0,1-0,3%/năm).
Viêm gan B mạn thể hoạt động có nguy cơ diễn tiến thành xơ gan rất cao (5-10%/năm) và ung thư gan (3-8%/năm).
Cho đến nay viêm gan B vẫn là căn bệnh không thể điều trị triệt để mà chỉ là duy trì một lượng virus thấp trong cơ thể, hạn chế ảnh hưởng tổn thương gan, qua đó giảm thiểu nguy cơ xơ gan, ung thư gan.
Nguyên nhân mắc bệnh và con đường lây nhiễm
Truyền từ mẹ sang con
Ảnh: antenam.net
Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao. Nếu không có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sau sinh thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là 90%. Cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau khi sinh 24h sẽ giảm khả năng trẻ bị lây nhiễm virus bệnh từ mẹ.
Lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan cũng là một trong các nguyên nhân gây viêm gan B khá là phổ biến hiện nay, chiếm tỷ lệ cao. Chính vì vậy khi vợ hoặc chồng bị mắc bệnh viêm gan B cần đi khám và tiêm phòng kịp thời tránh lây nhiễm viêm gan B.
Lây truyền qua đường máu
Việc dùng chung kim tiêm, truyền máu (nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan B) thì bạn rất dễ mắc viêm gan B. Chính vì vậy cần hết sức lưu ý khi truyền máu, không nên sử dụng chung bơm kim tiêm.
Dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang ‘kêu cứu’
Mặt vàng
Can (gan) tàng huyết, Can huyết không đủ, phần mặt không được tư dưỡng đầy đủ, nó sẽ ảm đạm không sáng bóng. Can tương thông với Đởm (mật), người chức năng gan kém sắc tố mật (bilirubin) chuyển hóa bất thường, có thể gây vàng da, trên sắc mặt, nhãn cầu thể hiện rõ ràng nhất.
Xuất hiện “bàn tay bệnh gan”
Cái gọi là bàn tay bệnh gan, có nghĩa là, trên tay xuất hiện những ban đốm nốt dày đặc, đa phần là triệu chứng bệnh gan mãn tính, bàn tay bệnh gan là chỉ bàn tay của người bệnh gan mãn tính xuất hiện thành từng mảng hoặc ban đốm nốt dày đặc, màu đỏ tươi, ở vị trí mô gan bàn tay ngón cái và ngón út là rõ ràng nhất, phần gót chân cũng có thể có hiện tượng này, ấn vào màu biến mất.
Mô gan bàn tay phần ngón cái và út có ban đỏ gặp ở người bệnh gan mãn tính. (Ảnh: cocomy.net)
Hệ thống tiêu hóa xuất hiện vấn đề
Người chức năng gan không tốt, chức năng tiêu hóa có thể kém hơn người bình thường, do đó triệu chứng là mất cảm giác ngon miệng, ăn xong đầy chướng bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, sợ đồ ngấy béo hoặc táo bón… Còn dễ xuất hiện đường tiêu hóa dưới triệu chứng bất thường, thường biểu hiện là màu nước tiểu như màu nước trà, phân lỏng.
Dễ say rượu hơn
Gan là nơi chuyển hóa chất cồn, dehydrogenase và acetaldehyde dehydrogenase trong gan có thể chuyển đổi ethanol trong cồn thành acetaldehyde và axit axetic. Khi chức năng gan giảm, quá trình giải rượu (cồn) sẽ bị cản trở, dẫn tới giảm tửu lượng.
Nốt ruồi nhện
Khi thấy xuất hiện nốt ruồi nhện cần cảnh giác với bệnh viêm gan mãn tính hoặc xơ gan. (Ảnh: PinsDaddy)
Còn được gọi là nốt ruồi sao (sao mạch), u mạch nhện… một khi xuất hiện nốt nhện, thì cần cảnh giác viêm gan mãn tính hoặc xơ gan, nốt nhện là do vi huyết quản động mạch dạng tơ sợi từ điểm trung tâm lan tỏa ra xung quanh sắp xếp tổ thành, to có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy đang đập, dùng tăm bông ấn nhẹ trung tâm, thì toàn bộ nốt ruồi biến thành màu trắng hoặc biến mất, sau khi không ấn nữa có thể thấy huyết dịch từ trung tâm hướng xung quanh bơm đầy trở lại phục hồi màu đỏ nhanh chóng.
Nốt ruồi phân bố trên bộ phận tĩnh mạch chủ trên là chính, đa phần thấy ở phần mặt, trán, ngực cho đến bầu ngực trở lên, và vị trí cánh tay, ngón tay. Nốt nhện thường gặp ở người bệnh viêm gan mãn tính và xơ gan, đôi khi gặp ở số ít người bệnh viêm gan cấp.
Bàn tay bệnh gan và nốt nhện cũng được tìm thấy ở những người bình thường, phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường… Khuyến cáo một khi xuất hiện 2 triệu chứng này thì nhanh chóng đi khám bác sỹ kiểm tra xác định rõ bệnh tình, để không làm lỡ thời cơ điều trị.
Tuy nhiên để xác định chính xác bạn gặp vấn đề gì về gan nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và sớm điều trị.
Minh Nguyên
© 2024 | Thời báo ĐỨC