1. Ăn trái cây khi bụng đói, dễ bị kết sỏi
Trái cây chứa rất nhiều axit hữu cơ, và ăn khi bụng đói có thể gây kích ứng dạ dày. Đăc biệt là các loại quả như hồng, cam quýt chứa nhiều axit tanic không được ăn khi đói, bởi các loại quả này rất dễ kết sỏi. Nếu sỏi tồn tại trong dạ dày trong một thời gian dài, sẽ kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây ra các bệnh như viêm dạ dày và loét dạ dày, nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
2. Uống rượu khi bụng đói, rất dễ say
Khi uống rượu, rượu được hấp thụ vào máu bởi dạ dày và ruột non, sau đó được giải độc bởi gan. Uống rượu khi bụng đói làm tăng sự hấp thụ rượu của cơ thể, rất dễ say, đồng thời còn gây hại cho gan và tim. Một nghiên cứu liên quan đến 15.000 người ở Ý cho thấy những người có thói quen uống rượu khi bụng đói có tỉ lệ tử vong cao hơn những người uống rượu sau khi ăn.
3. Uống trà đặc và cà phê khi bụng đói, dễ tổn thương tim và dạ dày
Hàm lượng caffeine trong cà phê hoặc trà đặc rất cao. Uống khi bụng đói sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt đối với những người bị viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày, tốt nhất không nên uống khi bụng đói, nếu không sẽ làm tăng tình trạng đau dạ dày. Nên thêm một ít sữa vào cà phê hoặc trà đen để giảm kích ứng đường tiêu hóa do caffeine gây ra.
Ngoài ra, việc uống quá nhiều caffeine khi bụng đói cũng có thể làm tăng nhịp tim và gây khó chịu như tức ngực và đánh trống ngực.
4. Tránh uống nước trái cây khi bụng đói
Uống nước trái cây và rau quả khi bụng đói không có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng, mà còn kích thích niêm mạc dạ dày và gây loét dạ dày. Hầu hết các loại trái cây và rau quả là thực phẩm lạnh, phù hợp hơn để uống sau bữa ăn.
5. Đừng nhai kẹo cao su khi bụng đói
Kẹo cao su được làm bằng nhựa tự nhiên hoặc nhựa glycerin, sau đó thêm xi-rô, bạc hà... Nhai kẹo cao su khi bụng đói trong một thời gian dài có thể gây ra các vấn đề như đầy hơi. Người có vấn đề về dạ dày nhai kẹo cao su trong một thời gian dài, dạ dày sẽ theo phản xạ tiết ra nhiều axit dạ dày, làm nặng thêm tình trạng loét dạ dày, viêm dạ dày.
6. Tắm khi bụng đói, dễ chóng mặt
Một số người thường có thói quen tắm sau khi thức dậy vào buổi sáng, cảm thấy thư giãn. Trên thực tế, khi thức dậy vào buổi sáng, lượng đường trong máu thấp, cơ thể con người không có nhiều năng lượng để cung cấp, trong khi đó tắm cần tiêu thụ năng lượng. Ở trạng thái bụng đói, tắm dễ bị các triệu chứng hạ đường huyết như chóng mặt, buồn nôn và nôn ói. Ngoài ra, không khí phòng tắm không được lưu thông, nhiệt độ tương đối cao, dễ khiến con người bị choáng váng. Nên tắm sau khi ăn 2 tiếng.
7. Lái xe khi bụng đói, dễ bị tai nạn
Con người ở trạng thái đói trong thời gian dài, lượng đường trong máu giảm xuống. Khi giảm xuống một mức độ nhất định, hạ đường huyết sẽ xảy ra, lúc này, mô não sẽ bị rối loạn do thiếu năng lượng, dẫn đến suy giảm khả năng suy nghĩ, rất đễ gây tai nạn giao thông khi lái xe.
Trong một số trường hợp, lái xe khi bụng đói cũng nguy hiểm không kém như uống rượu. Nhắc nhở mọi người, nên chuẩn bị một số loại đồ ăn nhẹ để trong xe.
8. Tập thể dục khi bụng đói, gây hại cho sức khỏe
Trong quá trình tập luyện, cơ thể con người đang trong trạng thái trao đổi chất mạnh mẽ. Vào thời điểm này, mức tiêu thụ năng lượng tăng lên. Nếu tập luyện trong khi bụng đói, việc dự trữ glycogen ở gan sẽ không đủ, đường trong máu sẽ được tiêu thụ một lượng lớn, không kịp thời bổ sung, trong trường hợp này sẽ khiến đường huyết nhanh chóng suy giảm, có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực, hoa mắt.
9. Ngủ khi bụng đói, dễ ăn quá mức
Khi đói lượng đường trong máu thấp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến con người dễ thức giấc. Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng tiết hormone đói, cảm giác đói càng tăng lên, từ đó sẽ ăn nhiều hơn. Trước khi ngủ cảm thấy đói, có thể uống một cốc sữa ấm giúp an thần.
Theo VietNamNet
© 2024 | Thời báo ĐỨC