Nhiều người chăm chú bổ sắt để bổ máu, nhưng ‘quá đà’ thì cơ thể cũng lâm nguy

Lâu nay chúng ta vẫn biết rằng thiếu sắt là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh thiếu máu và dẫn tới nhiều tác hại, thế nhưng thừa sắt cũng nguy hiểm không kém, có thể gây ra nhiều vấn đề cấp tính cho cơ thể.

Theo các chuyên gia y tế, trung bình cứ 15 người sẽ có một người mắc bệnh thừa sắt. Bệnh này được chia thành hai nhóm: nhóm thừa sắt do di truyền và nhóm còn lại là nhóm thừa sắt mắc phải.

Thừa sắt do di truyền là bệnh bẩm sinh, ngay từ khi sinh ra, ruột đã mất khả năng điều hòa lượng sắt hấp thụ, lượng sắt “thừa” này sẽ không được bài tiết ra ngoài hay xử lý bằng một cơ chế phù hợp mà sẽ được tích trữ lại ở gan và tim. Bệnh nhân có khả năng hấp thụ tới 3mg sắt trong một ngày, và sắt sẽ được tích trong cơ thể, đặc biệt là ở gan và tim.

Bệnh thừa sắt mắc phải lại là một bệnh cơ hội và thường đi kèm với các bệnh như thiếu hồng cầu, các bệnh về gan và các bệnh liên quan đến hấp thụ sắt.

1. Các triệu chứng thường gặp khi thừa sắt trong máu

Nhiều người chăm chú bổ sắt để bổ máu, nhưng ‘quá đà’ thì cơ thể cũng lâm nguy - 0

Thừa sắt có thể gây nên tình trạng sạm da. (Ảnh: suckhoedoisong)

  • Đau bụng, mệt mỏi
  • Da sạm (màu đồng)
  • Đau khớp
  • Lượng đường cao trong máu
  • Giảm cân và suy nhược
  • Khó thở và ngất xỉu…

2. Nếu thừa sắt quá cao mà không kịp thời khắc phục thì có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm

Nguy cơ ung thư gan: gan thường lưu trữ chất sắt dư thừa trong cơ thể, khi sắt quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn, có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan.

Nhiều người chăm chú bổ sắt để bổ máu, nhưng ‘quá đà’ thì cơ thể cũng lâm nguy - 1

Ảnh: hellobacsi

Bệnh tim mạch: chất sắt dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim dẫn đến suy tim hoặc loạn nhịp tim, gây trở ngại cho việc bơm máu, gián đoạn sự lưu thông máu. Sưng chân và khó thở là những triệu chứng của suy tim.

Thay đổi da: khi lượng chất sắt dư thừa trong cơ thể di chuyển từ máu vào các mô cơ thể, nó đọng lại trong các tế bào da. Chính vì thế, làn da trở nên hơi xám và bạc màu. Sắc tố da thay đổi cũng khiến da nhạy cảm hơn với các tia cực tím có hại.

Tiểu đường: 75% những người bị tình trạng này mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là lượng chất sắt dư thừa tích tụ trong tuyến tụy và gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng.

Viêm khớp: chất sắt dư thừa tích tụ trong các khớp xương có thể dẫn đến tổn hại các mô, dẫn tới viêm khớp. Tổn thương mô khiến xương không có lớp gì bao phủ bên ngoài, làm cho chúng cọ xát vào nhau gây đau.

Nhiều người chăm chú bổ sắt để bổ máu, nhưng ‘quá đà’ thì cơ thể cũng lâm nguy - 2

Ảnh: yoga-altay.ru

Tổn hại buồng trứng: nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, lượng chất sắt dư thừa trong máu của phụ nữ có thể làm hỏng buồng trứng. Ở một số phụ nữ, những biểu hiện của buồng trứng có vấn đề là chu kỳ kinh nguyệt không đều và không rụng trứng. Ở thiếu nữ, tuổi dậy thì cũng có thể bị trì hoãn vì lý do tương tự

Kích thích vi khuẩn sinh sôi: chất sắt vận chuyển O2 khắp cơ thể và do đó lượng sắt dư thừa khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở với số lượng lớn. Vi khuẩn cần O2 và lượng sắt dư thừa cung cấp O2 cần thiết cho vi khuẩn, cho phép chúng phát triển nhanh. Đây là lý do phổ biến nhất khiến nhiều người bị thừa sắt phải đối mặt với bệnh truyền nhiễm mãn tính.

Các bệnh hệ thần kinh: bệnh Parkinson (bệnh liệt rung), ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), bệnh Alzheimer; mệt mỏi, căng thẳng, giận dữ, sợ hãi và có các hành vi bất thường… là kết quả của lượng chất sắt dư thừa trong máu gây ra

Thừa sắt dễ gây ung thư: trong khẩu phần ăn nếu lượng sắt quá nhiều có thể tạo khối u trong gan, phổi, mô, ruột kết tràng hoặc tự phát thành bệnh nhiễm sắc tố sắt nội mô, tăng nguy cơ ung thư tế bào gan, dạ dày, ruột kết tràng và có thể cả ung thư phổi, thực quản, bàng quang.

Nhiều người chăm chú bổ sắt để bổ máu, nhưng ‘quá đà’ thì cơ thể cũng lâm nguy - 3

Thừa sắt dề gây nên các loại ung thư gan, phổi, bàng quang… (Ảnh: tavovaikas.lt)

Các chuyên gia cảnh báo, sắt cũng giống như chì, thủy ngân, nhôm và mangan, là chất luỹ tích, không thể bài tiết. Mỗi ngày, chúng ta chỉ có thể bài tiết khoảng 1,2mg bất kể hấp thụ nhiều hay ít. Vì vậy, nếu lượng sắt đã được hấp thụ hơn lượng cần thiết, rất khó để loại nó ra khỏi cơ thể. Phần lớn lượng dư thừa sẽ được tích trữ trong gan. Đặc biệt, chế độ ăn nhiều sắt kết hợp với các thuốc, thực phẩm bổ sung sắt sẽ là nguy cơ khó lường.

Do đó, nếu bạn dự định uống bất kỳ loại thực phẩm chức năng hay viên bổ sung nào có chứa chất sắt, trước tiên nên tham vấn với chuyên gia y tế. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sử dụng nhiều hơn 1 thực phẩm bổ sung cùng một lúc. Sắt không phải là một chất có thể hấp thu bao nhiêu cũng được, đối với những bệnh nhân đã mắc các bệnh liên quan đến gan và tim, nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều sắt hay uống các loại vitamin bổ sung sắt.

Nhu cầu sắt trong cơ thể mỗi ngày được khuyến nghị như sau: Trẻ em (1-10 tuổi) là 7-10mg, phụ nữ (19-50 tuổi) là 18mg, phụ nữ mang thai là 27mg, phụ nữ cho con bú từ 9-10mg, nam giới (từ 19 tuổi) là 8mg. Lượng tăng cho phép là 45mg/ngày.

BS. Thu Trang


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày