Nhiều nghệ sĩ mắc phải
Diễn viên Lê Bình mắc ung thư phổi và đã điều trị đến 12 đợt hóa chất. Chia sẻ trên báo chí, diễn viên gạo cội này cho biết trước kia mỗi ngày hút 3 bao thuốc và đến khi đi khám bệnh thì thấy u ác tính ở phối. Từ đó ông chiến đấu với bệnh ung thư phổi.
Gần đây, sức khỏe của ông ngày càng xấu. Diễn viên Lê Bình bị liệt nửa người, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ. Những ngày truyền hóa chất khiến sức khỏe ông càng xấu.
Ông kể "tôi nằm trên giường mà hai chân như khối đá, không còn cảm giác, không xoay trở gì được. Khắp người tôi bị rạn xương, đau đến ứa nước mắt thì làm sao ngủ ngon! Xương tôi bị giòn, mục, hủy hoại hết rồi. Nếu để té ngã sẽ rất nguy hiểm. Mỗi ngày tôi cứ yếu đi, nói chuyện cũng không dài hơi được nữa".
Thuốc lá gây ung thư phổi.
Hiểu về bệnh ung thư của mình, diễn viên Lê Bình đã đón nhận định mệnh của mình.
Không riêng gì diễn viên Lê Bình, cộng đồng sao Việt từng chứng kiến sự ra đi của ca sĩ Minh Thuận ở tuổi 47 do ung thư phổi.
NSƯT Hán Văn Tình sinh năm 1957, là một trong những nghệ sĩ được yêu mến bởi sự giản dị, chân chất. Ông phát hiện mắc ung thư phổi từ cuối năm 2014 và đã trải qua nhiều đợt trị xạ cũng như truyền hóa chất. Trong thời gian điều trị, ông luôn giữ tinh thần lạc quan nhưng vẫn không qua khỏi.
Con 15 tuổi mắc ung thư vì hít khói thuốc của bố
Nói về bệnh ung thư phổi, PGS Lê Văn Quảng – Phó Giám đốc Bệnh viện K trung ương chia sẻ tại Việt Nam, hầu hết bệnh nhân ung thư phổi đều ở độ tuổi trên 50, tuy nhiên, những năm gần đây xu hướng trẻ hóa có được ghi nhận, các cơ sở chuyên khoa ung bướu đã tiếp nhận bệnh nhân độ tuổi 20-30 bị ung thư phổi dù không nhiều nhưng cũng là bất thường.
PGS Quảng cho biết, ca trẻ nhất mắc ung thư phổi tôi biết cách đây 3 năm là nam thiếu niên 15 tuổi. Tuy nhiên sau 2 năm điều trị tích cực, bệnh nhân đã tử vong. Nguyên nhân do nam sinh này thường xuyên phải hít khói thuốc lá thụ động từ bố.
Khối u ung thư phổi có thể phát triển nhanh trong 6 tháng
Ngoài ra, tại Hà Nội các bác sĩ cũng đang một trường hợp nam giới khác mắc ung thư phổi ở tuổi 25.
Ước tính của Tổ chức ung thư thế giới GLOBOCAN 2018 cho thấy năm 2018 ung thư phổi đứng đầu trong TOP 5 loại ung thư hàng đầu thế giới. Năm 2018 có 2.093.876 ca, chiếm 11,6% và trong số đó có 1.761.007 người tử vong tương đương 18,4 % số ca tử vong do ung thư chung.
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ ở 28 quốc gia. Tỷ lệ mắc ung thư phổi cao nhất ở phụ nữ được thấy ở Bắc Mỹ, Bắc và Tây Âu (Đan Mạch và Hà Lan), Trung Quốc, Úc và New Zealand.
Tại Việt Nam năm 2018 cũng ghi nhận 23.667 người mắc ung thư phổi đứng thứ hai sau ung thư gan và đều tăng cả ở hai giới trong những năm gần đây.
Theo PGS Quảng thủ phạm gây ung thư phổi đã được chỉ đích danh đó là thuốc lá. Gần như tất cả các trường hợp mắc ung thư phổi đều liên quan đến hút thuốc lá. Với trẻ em, phụ nữ tuy không hút thuốc trực tiếp, nhưng lại chịu tác động của khói thuốc thụ động từ những người trong gia đình hoặc môi trường xung quanh.
PGS Quảng cho biết, ung thư phổi không chừa ai vì thế ngoài 50 tuổi, cần tầm soát ung thư phổi 6 tháng - 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.
Việc phát hiện ung thư phổi vẫn còn rất khó khăn vì bệnh khó sàng lọc được sớm. Nếu chụp Xquang phổi 6 tháng 1 lần lúc đó có thể chưa nhìn thấy khối u nhỏ và 6 tháng sau u đã phát triển.
Dù là bệnh hay gặp, phổ biến nhất trong các bệnh ung thư nhưng vẫn chưa có các xét nghiệm đặc hiệu.
Tại Mỹ người ra đã thực hiện các phương pháp sàng lọc như chụp X-quang và xét nghiệm đờm, tuy nhiên tất cả phương pháp đó đều không hiệu quả. Thậm chí, nhiều nơi áp dụng phương pháp sàng lọc bằng chụp CT liều thấp, tuy nhiên hiệu quả cũng chưa được chứng minh rõ ràng.
Chính vì thế, phòng ung thư phổi cách tốt nhất đó là tránh xa thuốc lá.
© 2024 | Thời báo ĐỨC