Không chỉ do vệ sinh răng miệng, mùi hôi của hơi thở có thể cảnh báo bệnh thận, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản.
Hơi thở có mùi khó chịu hay hôi miệng luôn là nỗi ảm ảnh của rất nhiều người. Nó là loại bệnh lý không chỉ gây phiền toái đối với người bệnh mà còn khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh.
4 loại bệnh lý khiến hơi thở có mùi khó chịu
Trước kia mọi người thường cho rằng miệng hôi là do đánh răng không kỹ. Giờ đây cùng với sự phát triển của y học, mọi người đã biết có rất nhiều nguyên nhân khiến miệng bị hôi.
Tuy 80% nguyên nhân gây ra hôi miệng là do vấn đề ở khoang miệng như sâu răng, mảng bám trên lưỡi. Nhưng cũng có 15 – 20% là do tình trạng sức khỏe không tốt gây ra như bệnh tiểu đường, táo bón kinh niên, bệnh dạ dày, xơ gan, các bệnh về chuyển hóa, bệnh nội tiết.
Vì vậy, nếu chỉ dựa vào cách khắc phục tạm thời như súc miệng, nước làm thơm miệng thì không thể điều trị tận gốc được loại bệnh này. Muốn lấy lại hơi thở "thơm tho" quan trọng nhất chính là phải tìm ra được thủ phạm gây ra bệnh.
1. Bệnh răng miệng
Nếu thấy miệng có mùi hôi trước tiên nên đến nha khoa kiểm tra xem nguyên nhân có phải do bệnh răng miệng gây ra hay không. Nếu xác định không phải hãy xin tham vấn của bác sĩ để được kiểm tra toàn diện.
Thông thường vấn đề răng miệng gây ra chứng hôi miệng chủ yếu là do sâu răng, bệnh nha chu, vệ sinh khoang miệng kém, chứng khô miệng, viêm loét miệng.
Chứng khô miệng cũng là nguyên nhân gây hôi miệng
Chứng khô miệng chủ yếu xuất hiện ở người già. Do nước bọt tiết ra ít khiến vi khuẩn tích tụ lại trong khoang miệng dẫn đến hôi miệng.
Ngoài ra, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố cũng dẫn đến chứng khô miệng. Lúc này chị em phụ nữ nên ăn nhiều các chế phẩm từ đậu tương để tăng Isoflavoner trong cơ thể giúp giảm chứng hôi miệng.
Nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều thực phẩm chiên, rán nhiều dầu mỡ được chế biến từ đậu tương.
Viêm loét miệng hay còn gọi là nhiệt miệng cũng là một trong những thủ phạm khiến hơi thở có mùi khó chịu. Khoang miệng dễ bị nhiệt hầu hết là do thể chất của từng người, nhưng cũng có thể là do khối u hoặc do các bệnh lý khác gây nên. Nếu chỉ đơn thuần do thể chất, chỉ cần bôi thuốc do bác sĩ kê đơn.
Xét từ góc độ dinh dưỡng, nguyên nhân gây ra chứng nhiệt miệng phần lớn là do thiếu hụt vitamin nhóm B. Vitamin B thuộc nhóm vitamin hòa tan trong nước nên cơ thể sẽ hấp thụ rất nhanh.
Các chuyên gia khuyên mỗi ngày nên bổ sung thêm rau quả để tăng hàm lượng Vitamin nhóm B trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ nhiệt miệng.
2. Bệnh hô hấp
Những bệnh hô hấp dễ gây ra chứng hôi miệng gồm: Viêm khí quản mãn tĩnh, u khí quản. Ngoài việc điều trị ra, hằng ngày nên ăn nhiều các thực phẩm chống oxy hóa giàu vitamin C, E, Carotene β có trong carot, cam quýt, mầm lúa mì để giúp cải thiện triệu chứng.
3. Bệnh tiêu hóa
Muốn cải thiện chứng hôi miệng không nên bỏ qua các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh thường gặp có trào ngược dạ dày thực quản, viêm nhiễm vi khuẩn HP, đầy hơi trướng bụng.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản do dịch axit dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản gây ra vị chua có mùi khó chịu trong khoang miệng. Các chuyên gia cho rằng, ngoài việc điều trị bệnh, người bệnh tốt nhất nên chia nhỏ khẩu phần ăn, giảm đồ ngọt và các thực phẩm có tính kích thích, lưu ý tránh uống canh khi đang ăn cơm.
Viêm nhiễm vi khuẩn HP chủ yếu là do ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi thất thường hoặc do lây nhiễm chéo gây nên.
Ngoài việc điều trị bệnh, điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi ra còn nên dùng bát đũa riêng nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Chướng bụng đầy hơi sẽ dẫn đến hiện tượng ợ hơi. Phản ứng ợ sẽ khiến khí hơi không tốt trong dạ dày thoát ra khỏi miệng dẫn đến miệng hôi.
(Ảnh minh họa)
Đối với người bị chướng khí đầy hơi chú ý tránh dùng những thực phẩm sinh khí như súp lơ trắng, các loại đậu, khoai lang.
4. Bệnh chuyển hóa
Các bệnh chuyển hóa cũng là một trong những tác nhân gây ra chứng hôi miệng. Trong đó thường gặp nhất chính là bệnh tiểu đường.
Do thành phần đường trong máu của người bệnh cao hơn nhiều lần so với người bình thường nên vi khuẩn dễ sinh sôi, khó tránh mắc các vấn đề về răng miệng như sâu răng, bệnh nha chu từ đó dẫn đến hôi miệng.
Hơn nữa, do đường huyết của người bệnh quá cao nên khi chuyển hóa sẽ sinh ra mùi khó chịu như mùi hoa quả chua. Muốn cải thiện tình trạng này, cần phải bắt đầu từ việc kiểm soát đường huyết.
Hiện trên thị trường có bầy bán rất nhiều các sản phẩm làm thơm miệng những đó chỉ là phương pháp ứng cứu tạm thời đối với chứng hôi miệng. Muốn điều trị triệt để, quan trọng nhất vẫn phải tìm ra "thủ phạm" gây bệnh và tiến hành điều trị.
Ngoài ra khi dùng xong bữa nên đánh răng, súc miệng, giữ khoang miệng sạch sẽ. Nếu xác nhận hôi miệng không phải từ vấn đề răng miệng hãy mau chóng đến các chuyên khoa khác kiểm tra. Như vậy mới có thể "đoạn tuyệt" được chứng hôi miệng.
*Theo Sina
© 2024 | Thời báo ĐỨC