Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng mà bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Chúng không chỉ tốt cho làn da mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ chữa trị rối loạn tiền đình, thường xuyên đau đầu, chóng mặt mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
1. Óc heo hấp ngải cứu
Theo đông y, lá ngải cứu có vị đắng, cay, tính ôn, mang tác dụng điều hòa khí huyết, an thai, cầm máu. Óc heo hấp lá ngải cứu là món ăn vị thuốc vừa ngon bổ vừa tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu, nhất là đối với những người bệnh mới khỏi, tinh thần mỏi mệt…
Chuẩn bị nguyên liệu:
– Óc heo.
– Ngải cứu.
– Gừng, hạt nêm, bột canh, tiêu.
Cách làm:
– Óc heo làm sạch gân máu, rửa sạch với nước muối loãng
– Ngải cứu rửa sạch, gừng thái sợi mỏng hoặc băm, hành tím băm
– Lót rau ngải cứu vào dưới đáy nồi, đặt óc lên đã sơ chế lên rồi đun trên lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút. Rắc gừng và nêm gia vị vừa miệng.
Ăn nóng sẽ ngon miệng hơn.
2. Mướp đắng nhồi thịt
Mướp đắng không chỉ có tác dụng giải độc, sáng mắt, giải nhiệt mà còn có rất nhiều công dụng như bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa mụn…
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 2 quả mướp đắng.
– 300g thịt nạc xay.
– Mộc nhĩ, nấm hương, hành khô.
– Bột canh, hạt nêm, nước mắm, mì chính.
Cách làm:
– Mướp đắng mua về rửa sạch, cắt bỏ hai đầu sau đó cắt thành các khoanh dài khoảng 2 đốt ngón tay, moi hết phần ruột bên trong.
– Mộc nhĩ, nấm hương đem ngâm nước nóng sau đó rửa sạch và băm nhỏ. Hành khô bóc vỏ, đập dập và băm.
– Cho thịt băm nhỏ, nấm hương, mộc nhĩ, hành băm nhỏ cùng nước mắm, bột canh và mỳ chính rồi trộn đều.
– Dùng thìa nhồi thịt vào khoanh mướp đắng sau đó thả vào nồi nước dùng đang sôi. Sau khi sôi lần nữa thì vặn nhỏ lửa, vớt bọt, đun thêm khoảng vài phút rồi tắt bếp. Rắc hành lá thái nhỏ lên trên.
3. Canh atiso chân giò
Hoa Atiso được mọi người biết đến với những công dụng diệu kỳ như thanh lọc cơ thể, làm mát gan, lưu thông mật, giải nhiệt. Canh Atiso chân giò là một trong những món ăn bổ dưỡng mà bạn nên sớm đưa vào thực đơn của gia đình.
Nguyên liệu chuẩn bị:
– 500 gr móng giò, làm sạch
– 1 bông atiso
– 2 củ hành tím, bóc vỏ, đập dập
– Dầu ăn, nước mắm, tiêu, hạt nêm
Cách làm:
– Ướp chân giò với mắm, tiêu, hạt nêm, hành tím.
– Atiso cắt làm 4 phần, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước dùng. Đun atiso khoảng 1 tiếng.
– Chân giò chiên sơ, sau đó cho vào nồi nước atiso. Thêm hạt nêm, đun nhỏ lửa khoảng 2-3 tiếng cho tới khi chân giò chín mềm.
– Nếm lại cho canh cho vị vừa ăn.
Canh bông atiso hầm chân giò rất thơm, ngọt, không ngấy.
4. Chè nhãn hạt sen
Theo đông y, long nhãn có tính ôn, vị ngọt thơm, có tác dụng an thần, làm giảm stress, ích tâm kiện tỳ, bồi bổ khí huyết. Long nhãn khô đặc biệt phù hợp với người mắc các chứng mất ngủ kéo dài, ngủ mê, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, hay lo âu, thiếu máu, suy nhược cơ thể. Hạt sen có vị ngọt chát, tính bình; vào kinh tâm, tỳ, thận. Có tác dụng bổ tỳ, chỉ tả, ích thận, cố tinh, dưỡng tâm, an thần, sáp trường. Dùng làm thuốc bổ, chữa tỳ hư sinh cửu tả, thận hư, di mộng tinh, băng lậu, đới hạ, mất ngủ, thần kinh suy nhược.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 300gr hạt sen tươi hoặc 150gr hạt sen khô
– 1kg quả nhãn lồng hoặc 200gr long nhãn khô
– 0,5kg đường.
Cách làm
– Hạt sen tươi rửa sạch, bỏ nhân xanh bên trong sau đó cho vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi, hạt lửa liu riu cho mềm. Cho 2 muỗng đường vào và hầm thêm trong 5 phút nữa thì tắt bếp. Vớt hạt sen ra bát riêng.
– Nhãn bóc vỏ, dùng dao nhon khéo léo lách quanh cuống để tách bỏ hạt. Nhét hạt sen vào bên trong quả nhãn, làm tương tự đến khi hết.
– Đun lại nồi nước lại sen, cho nhãn vào và đun đến khi sôi thì tắt bếp. Vớt nhãn hạt sen vào bát nước đá để giữ được độ giòn.
– Múc nước chè ra bát, thả nhãn hạt sen vào, thêm chút đá cho mát là ăn rất ngon.
Món ăn bổ dưỡng mà bạn nên thưởng thức:
© 2024 | Thời báo ĐỨC