1. Gan kỵ đồ mốc
Thức ăn bị mốc là do những vi nấm, chúng phát triển và sinh ra hàng loạt độc tố trong đó có chất gây ung thư cực độc là aflatoxin. Chất này đun sôi chiên kỹ đều không bị phân hủy.
Vì vậy cần bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy bị mốc cần bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, dầu đậu phộng, mực khô…
Lạc bị nhiễm nấm mốc không nên giữ lại (Ảnh: Tonic Therapy)
2. Gan ghét thuốc Tây
Thuốc là để trị bệnh, nhưng có đến 2/3 loại thuốc làm tổn hại đến gan, đặc biệt là các kháng sinh. Lạm dụng thuốc khiến chức năng gan suy kiệt, tế bào gan xơ hóa, lâu ngày gây tổn thương nghiêm trọng, có nguy cơ sinh bệnh ung thư. Do vậy việc dùng thuốc cần theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời nên chủ động tích cực phòng bệnh thông qua các loại rau/thuốc trong bữa ăn hàng ngày.
3. Tránh ăn nhiều muối
Dưa là món khoái khẩu nhưng cần hạn chế (Ảnh: Phununews.vn)
Ăn thực phẩm chứa hàm lượng muối cao góp phần làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan. Dưa cà muối là món khoái khẩu của nhiều người nhưng không những mặn mà có chứa nitrosamine có khả năng gây ung thư gan, do nên hạn chế.
4. Đạm động vật nuôi dưỡng tế bào ung thư
Nhiều chuyên gia cho thấy, sữa, đạm động vật, đặc biệt là các sản phẩm chế biến sẵn có nguy cơ thúc đẩy ung thư, nhất định không nên ăn nhiều. Người đang điều trị ung thư lại cần tiết chế hơn nữa.
5. Không ưa rượu bia, thuốc lá và đồ ngọt
Nghiên cứu khẳng định chất cồn, thuốc là khiến người ta vui vẻ nhất thời, nhưng về lâu dài thì là đánh đổi với sức khỏe và tuổi thọ.
Đường, dạng tinh luyện hay là đường mía, đường mật… đều được xem là nguyên liệu khiến tế bào ung thư lớn nhanh nhất.
6. Gan yêu thích rau và trái cây
Ăn nhiều rau và hoa quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể (Ảnh: Radiomacondo)
Chúng bảo vệ gan nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất và hoạt chất thực vật phong phú. Chất diệp lục trong rau, polyphenol chống oxy hóa, tinh dầu… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, diệt các tế bào ung thư vừa mới sinh ra.
Rau xanh, rau củ màu tím và vàng rau họ cải, quả loại cam quýt giàu vitamin C… đều cần thiết. Hãy ăn nhiều hơn 5 loại rau và trái cây mỗi ngày nếu có thể. Trung bình một ngày ăn từ 400 đến 800g rau quả sẽ giảm 20% nguy cơ ung thư gan.
7. Đừng quên trà và các loại thảo dược
Uống trà rất có lợi cho phòng chống ung thư gan, đặc biệt là trà xanh (tươi). Các loại thảo mộc quen thuộc như atiso, xạ đen, diệp hạ châu, cà gai leo… được các thầy thuốc khuyên dùng hàng ngày giúp gan giải độc.
8. Thức khuya ít ngủ… là sát thủ hại gan
Theo Đông y, 11h đêm tới 1h sáng là lúc khí huyết kinh Can mạnh nhất, là thời gian gan được nuôi dưỡng tốt nhất, cũng là thời điểm gan bài độc mạnh mẽ. Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì cơ thể phải tiến hành trong trạng thái ngủ say.
Thức đêm thường xuyên khiến gan không thể đào thải hết chất độc, khí huyết mới không thể sinh, cứ mãi như thế, gan không được nuôi dưỡng đầy đủ, tế bào gan bị tổn thương khó có thể hồi phục. Như vậy khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, đối với người viêm gan B, viêm gan C thì càng nghiêm trọng hơn.
9. Vui vẻ là bạn của gan
Đông y có câu, tức giận hại can (gan). Khi một người tức giận, thân thể sẽ tiết ra một loại chất là catecholamine, loại vật chất này vô cùng đặc biệt, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, đẩy mạnh phân giải axit béo… Vì vậy, độc tố bên trong cơ thể sẽ tăng theo, áp lực lên gan cũng sẽ trở nên lớn.
Do vậy, các chuyên gia dưỡng sinh khuyên mọi người nên điều dưỡng tinh thần và cảm xúc, tránh làm tổn hại đến tạng phủ.
10. Khí công, thiền định giúp dưỡng gan
Thiền định tốt cho sức khoẻ cả về thế chất và tinh thần (Ảnh: ĐKN)
Khí công, thiền định được chứng minh là giúp cơ thể thanh lọc các độc tố, lưu thông khí huyết, làm sạch não, tái tạo tế bào toàn cơ thể bao gồm cả tế bào gan. Nghiên cứu cho thấy nhiều trường hợp bị ung thư gan và các loại ung thư khác đã phục hồi nhờ luyện tập khí công. Bạn có thể thử xem.
Bình thường chẳng mấy ai để ý đến việc gan khỏe hay yếu thế nào. Thực tế gan đảm đương hàng trăm chức năng: chuyển hóa dưỡng chất, cân bằng đường huyết, dự trữ vitamin, giải độc.Bạ n ăn gì, uống gì, dùng thuốc nào… đều là do gan “gác cổng”, phân loại xử lý và đào thải nếu cần. Tuy nhiên, tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, khi bị tổn thương vẫn không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh quá nặng. Do vậy mọi người cần lưu ý chăm sóc gan trước khi quá muộn.
Nguồn: Daikynguyenvn.com
© 2024 | Thời báo ĐỨC