1. Các loại thịt chế biến
Theo một nghiên cứu từ năm 2010 của trường đại học Harvard, các loại thịt được chế biến như xúc xích, thịt xông khói làm tăng 42% nguy cơ bị bệnh tim và 19% tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, thịt chế biến có rất nhiều sodium. Một miếng xúc xích bologna chứa từ 310-480 miligram sodium.
2. Dầu hydro hóa
Ngoại trừ dầu olive, dầu dừa và các loại dầu có nguồn gốc thực vật thì các loại dầu khác đều không tốt cho quá trình hấp thụ của con người. Đặc biệt các loại dầu được sử dụng cho đồ ăn nhanh, đồ chiên, các loại đồ nướng đóng hộp đều rất đáng sợ vì chúng không chỉ chứa đầy calo mà con rất khó để chúng ta hấp thụ và những sản phẩm phụ được tạo ra trong quá trình tiêu hóa đều là chất độc.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng các loại dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu cây rum, dầu hoa hướng dương và dầu bắp. Trong các loại dầu này đều chứa những chất rất nguy hiểm, làm bão hòa các loại thực phẩm. Những loại dầu tinh chế này làm dư omega 6 và thường bị phân hủy khi chế biến, không tốt cho sức khỏe.
Nước tăng lực có rất nhiều đường và chất kích thích khiến cơ hội chỉ cảm thấy tỉnh táo tạm thời. (Hình: Jack Taylor/Getty Images)
3. Nước tăng lực
Trung bình một lon nước tăng lực có nhiều hơn 30 gr đường và rất nhiều chất kích thích. Chúng có thể làm bạn đầy năng lượng tạm thời nhưng sẽ làm bạn bị mất ngủ, mất vị giác, mất nước và làm tâm trạng bạn trở nên tồi tệ. Vì vậy khi mệt mỏi và cảm thấy khát, uống nước lọc sẽ làm bạn cảm thấy tốt hơn.
4. Nitrit
Nitrit có trong các loại thịt được chế biến như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích và bánh hot dog. Các loại thực phẩm này đều có chất bảo quản và có thêm muối. Ở nhiệt độ cao, các loại nitrit này sẽ kết hợp với các protein có trong thịt và hình thành notro-amin, là một loại chất độc có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư tuyến tụy, dạ dày và kết tràng.
5. Trans fat
Trans fat được hình thành trong quá trình thêm hydro vào dầu thực vật dạng lỏng để tạo nên kết cấu đặc, làm thực phẩm chế biến ổn định và giữ được lâu hơn. Chúng ta cần tránh xa các loại thực phẩm được liệt kê có thành phần dầu được hydro hóa vì chúng tăng nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2.
Uống nhiều soda sẽ tăng lượng đường và calories cho cơ thể. (Hình: Justin Sullivan/Getty Images)
6. Soda
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống soda đồng nghĩa với việc tăng calories và tăng trọng lượng cơ thế. Ngoài ra, nó còn làm giảm hấp thụ sữa, can-xi và các loại chất dinh dưỡng khác, gây ra tiểu đường tuýp 2. Nước ngọt còn làm bạn đói nhanh hơn, khó thỏa mãn cảm giác thèm ăn và dễ gây nghiện.
7. Siro đường bắp
Thường được sử dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, Siro đường bắp được tạo ra bằng cách chuyển hóa đường glucose thành fructose trong siro bắp. Theo ông Alpert, việc hấp thụ fructose từ siro đường bắp dẫn đến các vấn đề về gan nhiễm mỡ không do cồn do rối loạn chuyển hóa mỡ trong gan.
8. Chất nhuộm màu thực phẩm
Màu vàng số 5 và 6 thường được tìm thấy trong ngũ cốc, bánh pudding và trong nước giải khát Sunny D có liên quan đến căn bệnh giảm tập trung và chú ý ở trẻ em. Cả hai nước Na Uy và Thụy Điển đã cấm sử dụng màu nhân tạo. Một số nước khác ở Âu Châu còn bắt các công ty thực phẩm phải dán nhãn ghi “Có thể có ảnh hưởng đến khả năng vận động và tập trung chú ý ở trẻ em”.
Ăn bỏng ngô ngon, vui miệng nhưng lại rước nhiều chất xấu vào cơ thể. (Hình: Andrew Toth/Getty Images for New York Magazine)
9. Bỏng ngô lò vi sóng
Lớp hóa học phủ trên bỏng ngô nếu nung trong lò vi song sẽ tạo axit perfluorooctanoic (PFOA), có khả năng gây nguy cơ ung thư cho người.
10. Chất làm ngọt nhân tạo
Theo bà Brooke Alprt, tác giả cuốn sách “Chế độ ăn thải độc” thì những chất tạo ngọt không thỏa mãn cảm giác thèm ăn và sẽ khiến bạn ăn nhiều hơn mức thông thường. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất tạo ngọt làm tăng cảm giác đói hơn là đường tự nhiên glucose.
Những hóa chất có trong đường aspartame gây rối loại hóc môn leptin và insulin, làm rối loạn chuyển hóa và tích trữ chất béo, dẫn đến việc tăng cân nhiều hơn. Dù chưa có kết luận chính xác từ các nghiên cứu khoa học, chất tạo ngọt cũng có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ tim mạch.
© 2024 | Thời báo ĐỨC