Tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, đi kèm với đó là những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Do được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng nên tình trạng này hiện nay được gọi với cái tên “Rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorder – ASD).
Theo VTC, báo cáo thống kê năm 2017, Việt Nam có hơn 200.000 trẻ bị tự kỷ. Số lượng trẻ tự kỷ đến các bệnh viện chẩn đoán và điều trị ngày càng đông. Thậm chí, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ này hiện nay đã đã tăng vọt gấp 50 lần so với giai đoạn 2000-2007. Tại Tp.HCM, tỷ lệ này tăng 160 lần.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, hằng năm có khoảng 2.500 lượt khám đánh giá về tự kỷ, tương đương khoảng 1.000-1.200 bệnh nhân được chẩn đoán tự kỷ hoặc theo dõi mắc tự kỷ (ảnh: Gia đình Việt Nam).
Bác sĩ Phạm Minh Triết, Trưởng khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, đã có rất nhiều phụ huynh biết con mình bị tự kỷ nhưng lại giấu thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị. Chính điều này đã làm cho bệnh của trẻ ngày một nặng thêm, theo VTC.
Chế độ ăn uống là một trong những cách chữa trị được ủng hộ để giúp quản lý tốt bệnh tự kỷ, bao gồm thực phẩm không chứa gluten, không chứa casein, được gọi là chế độ ăn GFCF (gluten-free, casein-free diet). Mặc dù không có nghiên cứu đánh giá đầy đủ về hiệu quả của chế độ ăn kiêng GFCF, nhưng nhiều bậc cha mẹ của trẻ tự kỷ cho rằng chế độ ăn GFCF thành công trong việc giúp giảm các triệu chứng của chứng tự kỷ, theo Sức Khỏe & Đời sống.
Thực phẩm trẻ tự kỷ nên tránh
Thực phẩm chứa Gluten
Gluten là một protein có trong lúa mạch đen, lúa mạch và lúa mì, dễ làm trẻ tự kỷ bị kích thích. Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và chất xơ khiến hệ thần kinh ở trẻ tự kỷ bị kích thích dẫn tới các biểu hiện như tăng động, cười hoặc cáu gắt mà không rõ nguyên nhân.
Trẻ tự kỷ nên và không nên ăn gì?
Sản phẩm làm từ đậu nành
Nhóm vận động bệnh tự kỷ TACA (Talk About Curing Autism) khuyến cáo, mọi người cần mạnh tay loại bỏ đậu nành khỏi chế độ ăn cho những trẻ tự kỷ các thực phẩm như nước tương, edamame, bánh mì kẹp thịt đông lạnh và dầu đậu nành…
Trẻ tự kỷ nên và không nên ăn gì?
Thực phẩm chứa Casein
Giống như gluten, casein là một protein được tìm thấy trong nhiều sản phẩm thực phẩm trong đó có sữa và các chế phẩm từ sữa.
Theo tổ chức Tự kỷ lên tiếng (Autism Speaks), casein, cũng như gluten gây ra các triệu chứng khiếm khuyết giao tiếp và xã hội. Vì thế trẻ tự kỷ nên tránh những loại thực phẩm này.
Trẻ tự kỷ nên ăn gì?
Rất nhiều trẻ tự kỷ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón… Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung các thức ăn giàu omega 3, probiotics có trong sữa chua (nên tìm các loại không đường hoặc ít đường).
Ngoài ra, mọi người nên thêm hành tây, tỏi vào trong khẩu phần ăn của trẻ tự kỷ. Bởì hành tây sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch, tỏi có khả năng chống nấm, những ký sinh gây hại và virus. Dầu oliu, axit oleic sẽ giúp hệ thống miễn dịch của trẻ hiệu quả.
Trẻ tự kỷ nên và không nên ăn gì?
– Ngoài ra, nghệ vàng, bí đỏ có chất chống viêm, kháng khuẩn… rất tốt cho trẻ tự kỷ.
– Tăng cường các loại quả mọng tươi có chứa nitrilosides, vitamin A như táo, xoài, dưa đỏ, mơ, khoai lang, bí đỏ, ngọn bí và rau xanh các loại.
Bên cạnh đó, cha mẹ không nên ép trẻ ăn đúng giờ theo người bình thường vì ở trẻ tự kỷ việc phải ăn uống đúng giờ là điều rất khó khăn, đặc biệt là với những trẻ từ 2-3 tuổi.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Thời báo ĐỨC