Những công trình lạ thường trong chiến tranh lạnh tại Nga và một số nước

Cách đây 75 năm, Thủ tướng Anh Winston Churchill gọi Liên Xô là nguyên nhân của “những trở ngại quốc tế”. Bài phát biểu nổi tiếng của ông năm 1946 tại Fulton được cho là khơi mào Chiến tranh lạnh, dẫn đến chạy đua vũ trang kéo dài gần nửa thế kỷ và nguy cơ thường trực về Thế chiến lần thứ 3.

132 1 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

132 2 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Trạm radar Duga (Vòng cung).Ảnh: Okla Michal/CTK/Global Look Press. Trạm radar của Liên Xô dùng để phát hiện sớm các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Trạm này được đặt tại khu vực Chernobyl, có thể theo dõi các mục tiêu ở khoảng cách 4000 km, tức là vượt đường chân trời. Vì âm thanh đặc trưng phát ra trong khi hoạt động (tiếng gõ giống tiếng ồn của cánh máy bay trực thăng), nên trạm radar này còn được mệnh danh là “Russian Woodpecker” (Chim gõ kiến Nga).

132 3 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Oanh tạc cơ Liên Xô “М-4” tại căn cứ không quân Engels ở tỉnh Saratov, LB Nga.Ảnh: Georges DeKeerle/Getty Images.Oanh tạc cơ “M-4” nặng 80 tấn của Liên Xô được NATO đặt tên là “Bizon”. Nó trở thành chiếc máy bay ném bom hạt nhân liên lục địa đầu tiên trên thế giới, vượt xa cả “pháo đài bay” B52 của Mỹ đến vài tháng.

132 4 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Giếng phóng tên lửa hạt nhân bị bỏ hoang.Ảnh: ComDig/Urban Exploration. Bên trong giếng này từng đặt tên lửa đạn đạo “Dvina P-12” có khả năng mang đầu đạn hạt nhân với sức công phá lên tới 2,3 megaton ở khoảng cách 2000 km. Độ sâu giếng phóng là 30 mét. 

132 5 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Căn cứ quân sự bí mật 825 GTS.Ảnh 4. Ảnh: Legion Media. Căn cứ tàu ngầm bí mật cũ tại vịnh Balaklava ở Crimea ngày nay được xây dựng thành tổ hợp bảo tàng trưng bày. Tuy nhiên trong thời gian Chiến tranh lạnh, chính thành phố Balaklava và vịnh Balaklava luôn được giữ bí mật, còn căn cứ bí mật nhất tại đây thì được đào sâu trong lòng núi Tavros.Tại đây người ta che giấu và sửa chữa tàu ngầm cùng bom đạn lắp trên tàu. Những tấm cửa chắn nặng 150 tấn và những bức tường dày kiên cố của căn cứ này có thể chịu được các vụ tấn công hạt nhân. 

132 6 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Boongke 42 trên Taganka ở Mátxcơva Ảnh: Legion Media Boongke 42 trên Taganka nằm sâu 65 mét dưới lòng đất ở trung tâm Mátxcơva. Boongke này được xây dựng riêng cho nhà lãnh đạo Joseph Stalin và các thành viên Chính phủ Liên Xô nhằm đề phòng trường hợp xảy ra vụ nổ hạt nhân. Trong những năm 1950, việc xây dựng công trình này với diện tích 7000 mét vuông được giữ bí mật ngay cả đối với người dân thành phố Mátxcơva và là nhiệm vụ đặc biệt. Sau đó, trong khoảng thời gian 30 năm trước năm 1986, từ boongke này đã thực hiện việc điều khiển các máy bay ném bom chiến lược mang theo vũ khí hạt nhân trên khoang. Hiện nay, bên trong boongke này là Bảo tàng Chiến tranh lạnh.

132 7 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

 Các hệ thống phòng thủ tên lửa S-25 và А-35 Ảnh: p01ina. Ngày nay, các hệ thống phòng thủ tên lửa có dạng hình cầu vẫn còn tồn tại ở ngoại ô Mátxcơva như là những công trình bỏ hoang (mặc dù vẫn được bảo vệ). Chúng xuất hiện tại thị trấn Naro-Fominsk vào đầu những năm 1950 nhằm cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào thủ đô. 

132 8 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

 “Cổng chính”. Ảnh: Skokov Alexey Đường hầm dài một km nằm khoét sâu trong vách đá ở Chukotka là nơi được dùng để phóng các loại máy bay tầm xa. Theo kế hoạch của giới quân sự, các máy bay tiếp nhận tại đây những cơ số hạt nhân để mang đến lãnh thổ Hoa Kỳ trong vòng chưa đến một giờ đồng hồ. Nhằm đánh lạc hướng các cơ quan tình báo phương Tây, địa điểm này từng có rất nhiều tên gọi như: Magadan-11, Anadyr-1, Công trình S, Gudym. Còn các nhân viên làm việc tại đây gọi đường hầm này đơn giản là “Cổng chính” hoặc “Lỗ thủng”. Công trình từng được giữ bí mật đến nỗi các chuyên gia làm việc tại đây cũng không biết vị trí của tất cả các hạng mục bên trong nó.

132 9 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Thao trường thử nghiệm hạt nhân Semipalatinsk ở Kazakhstan.Ảnh: Alain Nogues/Getty Images.Trong vòng 40 năm qua, trên khu vực thảo nguyên hoang vắng rộng 18,5 nghìn kilômét vuông này ở Kazakhstan đã tiến hành các vụ nổ thử nghiệm bom hạt nhân, nhiệt hạch và hydro. Thao trường này là nguyên nhân gây ô nhiễm phóng xạ toàn bộ khu vực miền Đông của Kazakhstan. Theo các kết quả tính toán, có hơn 1,5 triệu người đã trở thành nạn nhân của những vụ thử này.

132 10 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Hầm chứa đầu đạn hạt nhân ở Cộng hòa Czech. Ảnh: Reuters.Khu vực này đến nay vẫn thuộc quyền sở hữu của quân đội Cộng hòa Czech và vẫn được bảo vệ, mặc dù quân đội không còn sử dụng đến. Công trình tuyệt mật “Javor 51” này từng được bảo vệ trong điều kiện gần như lý tưởng. Hiện nay nó được chuyển làm chức năng bảo tàng trưng bày.

132 11 Nhung Cong Trinh La Thuong Trong Chien Tranh Lanh Tai Nga Va Mot So Nuoc

Bệnh viện Liên Xô ở Budapest, Hungary.Ảnh: Reuters.Năm 1991, Liên Xô rút quân khỏi Hungary, kéo theo bệnh viện dành cho binh sỹ của nước này cũng trở nên hoang vắng. Tòa nhà không còn được sử dụng, những mảng tường của nó hiện còn lưu giữ dấu vết lịch sử của một quốc gia khác. 

QUỐC KHÁNH (theo Russia Beyond) 

Nguồn: qdnd.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày