Một phần Mặt trời bị vỡ và hình thành một cơn lốc: Chuyện gì đang xảy ra?

Vật chất từ ​​một sợi plasma phun trào từ bề mặt của Mặt trời đã vỡ ra và dường như tạo thành một cơn lốc xoáy giống như vương miện trên cực bắc của Mặt trời.

Các nhà khoa học đang nói rằng họ chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ thứ gì giống như vậy xảy ra trên Mặt trời.

Trong giai đoạn hiện nay, sự tai quái của Mặt trời không hoàn toàn gây bất ngờ với các nhà khoa học. Mặt trời của chúng ta đang tăng cường hoạt động. Nó trở nên náo nhiệt hơn với hoạt động của vết đen và ngọn lửa pháo sáng phát ra.

Trong năm 2023 này, hằng ngày Mặt trời liên tục bùng phát pháo sáng. Vào tháng 1-2023, Mặt trời đã có nhiều đợt phun trào ngọn lửa pháo sáng cấp X và cấp M. Cấp X là đợt phun trào ngọn lửa pháo sáng lớn nhất từ trước đến nay.

Mặt trời đang trải qua chu kỳ hoạt động mới. Cứ 11 năm thay đổi chu kỳ một lần. Nó hoạt động từ tương đối yên tĩnh đến hoàn toàn huyên náo.

Các chu kỳ này trùng với các dao động trong từ trường của Mặt trời. Khi từ trường ở mức yếu nhất tại các cực, các cực từ của Mặt trời đổi chỗ cho nhau và cực của từ trường bị đảo ngược. Đây là khi nó hoạt động mạnh nhất, được gọi là cực đại của Mặt trời.

1 Mot Phan Mat Troi Bi Vo Va Hinh Thanh Mot Con Loc Chuyen Gi Dang Xay Ra

Một phần Mặt trời vỡ ra tạo thành lốc xoáy - Ảnh: TWITTER

Chúng ta đang ở thời điểm cực đại của năng lượng Mặt trời.

Mặt trời rất bí ẩn và khó dự đoán, nên chúng ta không biết chính xác khi nào sự đảo cực sẽ xảy ra. Các nhà khoa học thường chỉ có thể đưa ra ý kiến sau khi sự kiện xảy ra. Tuy nhiên, dự đoán hiện tại của các nhà khoa học cho rằng đỉnh cực đại của Mặt trời sẽ rơi vào tháng 7-2025.

Nhưng chu kỳ hiện tại cũng hơi lạ. Không phải tất cả các chu kỳ năng lượng Mặt trời đều được xây dựng giống nhau: Một số mạnh hơn, một số yếu hơn.

Nhà vật lý năng lượng Mặt trời Scott McIntosh thuộc Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia Mỹ - người đã quan sát Mặt trời trong nhiều thập kỷ và cố gắng tìm hiểu các chu kỳ của nó - nói với trang Space.com rằng ông chưa bao giờ nhìn thấy một "xoáy" giống như "xoáy" vừa xảy ra: Một mảnh của Mặt trời đã bị phá vỡ và bị cuốn vào bầu khí quyển.

Chúng ta sẽ phải chờ để tìm hiểu thêm về sự kiện kỳ lạ này.

Các nhà khoa học chắc chắn hiện đang phân tích lượng dữ liệu phong phú mà họ có từ các đài quan sát suốt ngày đêm. Vì vậy hy vọng thời gian chờ đợi sẽ không quá lâu. Bởi vì các cực của hệ Mặt trời rất khó quan sát nên những phát hiện này sẽ rất thú vị.

Nguồn: Báo Tuổi trẻ Online


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày