Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu 12 loại chất đắt nhất trên thế giới hiện nay.
12. Nghệ tây – Gia vị – 11 đô/1gram(hơn 251.000 đồng/1 gram)
Nghệ tây là loài thực vật quý hiếm, được trồng lần đầu tiên ở Hy Lạp. Gia vị làm từ nghệ tây gọi là saffron, có vị đắng vô cùng đặc trưng và độc nhất, nằm trong nhóm những gia vị đắt nhất trên thế giới. Để có 1kg saffron, người ta cần đến 200.000 bông hoa và thực hiện một quy trình phức tạp và tỉ mỉ.
11. Vàng – 56 đô/1 gram(hơn 1 triệu 278 nghìn đồng/1 gram )
Vàng là một kim loại quý và được sử dụng ở tất cả các nước trên thế giới. Không chỉ là một phương tiện chuyển đổi tiền tệ và làm đồ trang sức như chúng ta vẫn biết, vàng còn được xem là một chất có lợi cho sức khỏe và được dùng phổ biến trong y học, thực phẩm và đồ uống. Ngay từ thời cổ đại, vàng đã được xem là loại chất đắt đỏ. Điều ấy không hề thay đổi cho tới ngày nay, nhất là khi vàng đã khan hiếm hơn rất nhiều so với thời cổ đại.
10. Rhodium – Rhodi – 58 đô/1 gram (hơn 1 triệu 323 nghìn đồng/1 gram)
Rhodi có nghĩa là “hoa hồng” trong tiếng Hy Lạp, là một loại kim loại màu trắng bạc, thường được dùng trong ngành công nghiệp chế tạo, ngành kim hoàn và dùng trang trí. Rhodi thuộc nhóm những kim loại quý đắt tiền nhất và rất hiếm trong tự nhiên. Mỗi tấn đất chỉ chiết luyện được 0,001 gram Rhodi.
9. Bạch kim – 60 đô/1 gram(hơn 1 triệu 369 nghìn đồng/ 1gram)
Bạch kim (platin) là tên gọi bắt nguồn từ một thuật ngữ tiếng Tây Ban Nha, với nghĩa “sắc hơi óng ánh bạc của sông Pinto”. Bạch kim là một trong những nguyên tố hiếm nhất trong lớp vỏ Trái Đất, và rất quý, vì thế sản lượng khai thác hàng năm chỉ tầm vài trăm tấn. Một số hợp chất của bạch kim được sử dụng trong hóa trị liệu chống lại một số loại ung thư.
8. Sừng tê giác – 110 đô/1 gram(hơn 2,5 triệu đồng/1 gram)
Đông Y xếp sừng tê giác vào hàng quý hiếm, có nhiều tính năng khác nhau, có thể giải tất cả các loại độc, thậm chí cả độc của lá ngón. Tuy nhiên, y học phương Tây lại cho rằng sừng nào cũng là sừng, không có chất gì đặc biệt. Mặc dù có giá trên trời và là hàng quốc cấm nhưng sừng tê giác vẫn đang được giao dịch. Loài thú này đang bị săn bắt nghiêm trọng, chúng đã được liệt vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo tồn.
7. Plutoni – 4.000 đô/1 gram(hơn 91 triệu đồng/ 1 gram)
Plutoni là nguyên tố nguyên thủy nặng nhất, có màu trắng bạc sáng và có tính phóng xạ cao. Nó được dùng để cung cấp nhiệt trong các máy phát điện hạt nhân, một loại động cơ cung cấp điện cho tàu không gian.
6. Painite – 9.000 đô/1 gram(hơn 205 triệu đồng/ 1 gram)
Painite là một khoáng chất rất cứng và cực kì hiếm. Chỉ có khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy trên toàn thế giới. Loại khoáng chất này có màu cam hoặc nâu đỏ, được phát hiện từ cách đây 65 năm.
5. Đá Taaffeite – 4.000 đô/cara(hơn 91 triệu đồng/ 1 cara)
Taaffeite được đặt theo tên của nhà nghiên cứu đá quý người Úc Richard Taaffe. Ông là người phát hiện ra mẫu đá này vào năm 1945. Đá Taaffeite có nhiều màu sắc khác nhau, từ trong suốt cho đến màu oải hương, màu hoa cà hoặc màu tím hơi ngả xanh. Tính đến nay, Taaffeite là một loại đá quý hiếm và có giá trị cao nhất thế giới.
4. Triti – 30.000 đô/1 gram(hơn 684 triệu đồng/ 1 gram)
Tên gọi trini có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp, có nghĩa là số 3. Đây là một đồng vị phóng xạ của hydro, chỉ được tạo thành ở dạng vết khi các bức xạ vũ trụ tương tác với khí quyển, chính vì thế nó cực kì hiếm trong tự nhiên.
3. Kim cương – 55.000 đô/1 gram(hơn 1,2 tỷ đồng/ 1gram)
Tên gọi kim cương đến từ tiếng Hy Lạp với nghĩa “không thể phá hủy”. Kim cương có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt, nên nó được ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được sưu tầm như một loại đá quý và được sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cổ cách đây ít nhất 2500 năm. Màu sắc của viên kim cương cũng một phần quyết định giá thành của nó.
2. Californium 252-25-27 triệu đô/1 gram(570-616 tỷ đồng/ 1gram)
Đây là một kim loại tổng hợp có tính phóng xạ, được tạo ra lần đầu tiên và duy nhất vào ngày 17/3/1950. Nó được sử dụng để khởi động các lò phản ứng hạt nhân, chữa trị ung thư, phát liệu chất nổ, khai thác dầu.
1. Phản vật chất – 62,5 ngàn tỷ đô/1 gram
Phản vật chất bắt nguồn từ trí tưởng tượng của con người ở những năm 1930, khi một bộ phim khoa học giả tưởng đề cập đến một loại phản vật chất được sử dụng giống như nhiên liệu với năng lượng cao để đẩy những chiếc tàu không gian đi nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Ý tưởng trong bộ phim đã trở thành hiện thực khi con người khám phá ra phản vật chất ở những thiên hà khoảng cách xa và ở thời nguyên sinh của vũ trụ. Theo lý thuyết, con người có thể sử dụng phản vật chất để làm nhiên liệu cho các con tàu vũ trụ du hành trong tương lai, nhưng để sản xuất được 1 gram phản vật chất, các nhà khoa học phải làm việc vô cùng vất vả và bỏ ra chi phí rất lớn.
Ly Ly (tổng hợp)
© 2024 | Thời báo ĐỨC