Vị trí và ý nghĩa của Mèo trong 12 con giáp: Vì sao con vật này lại được rất nhiều các quốc gia tôn sùng như một vị thần?

Ở Việt Nam, mèo là loài vật gần gũi, được người dân lựa chọn làm thú cưng chăm sóc hàng ngày. Song, ở rất nhiều quốc gia khác, mèo lại được coi là biểu tượng của sự may mắn và linh thiêng như một vị thần.

1 Vi Tri Va Y Nghia Cua Meo Trong 12 Con Giap Vi Sao Con Vat Nay Lai Duoc Rat Nhieu Cac Quoc Gia Ton Sung Nhu Mot Vi Than

Mèo là loài động vật gắn bó với đời sống con người, là thú cưng được người dân khắp thế giới yêu thích. Trải qua hàng nghìn năm, mỗi nền văn hóa sáng tạo và gắn hình tượng mèo với những ý nghĩa khác nhau.

Trong 12 con giáp có con mèo không? là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Tuy nhiên chưa có câu trả lời nào là thật sự chính xác. Có hay không tùy thuộc vào văn hóa và quan niệm từ xa xưa của mỗi quốc gia.

Đối với Việt Nam thì mèo đứng vị trí thứ 4 và cũng là quốc gia duy nhất có mèo xuất hiện trong bảng các con giáp. Còn đối với các nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… thì vị trí thứ 4 thuộc về loài thỏ.

Truyền thuyết về Mão (Mèo) và 12 con giáp

Ngày xửa ngày xưa, Mèo và Chuột chung sống rất hòa thuận với nhau. Một lần Ngọc Hoàng đại đế truyền lệnh cho 12 con vật cầm tinh cho con người, con vật nào đến điện Kim Môn trước sẽ được chọn. Các loài vật nhận được thông báo của Ngọc Hoàng Đại Đế liền chờ ngày lên trên thiên đình.

Mèo và Chuột vốn là chỗ quen biết, nên cả hai hẹn ngày cùng nhau lên điện Kim Môn. Nhưng Mèo vốn có tật ngủ quên, Mèo sợ mình không dậy được đúng giờ nên đã bảo với Chuột khi nào lên điện Kim Môn thì gọi mình đi cùng, và Chuột đã đồng ý. Nhưng Chuột vốn tinh ranh, nó nghĩ không việc gì phải rủ Mèo đi cùng, và thế là đến ngày lên điện Kim Môn, sáng sớm Chuột liền đi mà không gọi Mèo.

2 Vi Tri Va Y Nghia Cua Meo Trong 12 Con Giap Vi Sao Con Vat Nay Lai Duoc Rat Nhieu Cac Quoc Gia Ton Sung Nhu Mot Vi ThanMèo đứng ở vị trí thứ 4 trong 12 con giáp

Khi Mèo tỉnh dậy thì mặt trời lúc đó đã đứng bóng, Mèo biết là đã muộn, nhưng vẫn đi lên điện Kim Môn. Đến nơi, mèo thấy 12 con vật đã được chọn là: Chuột, Trâu, Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Lợn. Các con vật trên tranh nhau vị trí đứng đầu, vì vậy Ngọc Hoàng đại đế đã mở một cuộc thi do Hằng Nga làm giám khảo.

Nhưng do Hằng Nga khi nhìn thấy con Thỏ thì rất thích con vật này nên đã xin với Ngọc Hoàng đại đế cho mình được đem con Thỏ về cung nuôi dưỡng. Thế là Mèo đã được thay thế vào vị trí của Thỏ và được đứng ở vị trí thứ 4 trên 12 con vật cầm tinh cho con người.

Tuy may mắn được chọn nhưng Mèo vẫn vô cùng tức giận Chuột. Và cũng từ đó về sau, Mèo hễ cứ nhìn thấy Chuột ở đâu là sẽ đuổi theo cố bắt giết bằng được để ăn thịt, mối thù truyền kiếp giữa Mèo và Chuột cũng có từ đó.

Trong mười hai con giáp, Mèo là hiện thân của con vật có khả năng quan sát đặc biệt, sự bình tĩnh và khôn ngoan. Dân gian cũng quan niệm, người cầm tinh con Mèo sở hữu nhiều ưu điểm, họ luôn khéo léo trong giao tiếp, nhanh nhạy trong cuộc sống nên dễ dàng có được thành công.

Đặc biệt, con Mèo không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, loài vật này còn được coi là hiện thân của sự may mắn và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Châu Âu – Mèo đen là hiện thân giữa ác và thiện

Khác với các quốc gia châu Á, ở châu Âu hình tượng con Mèo lại biểu chưng cho nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong đó có cả may mắn và xui xẻo.

Chẳng hạn, ở Ireland, khi một con mèo đen đi qua trước mặt có nghĩa bệnh tật sẽ đến. Ở Roma, Moldavia và Cộng hòa Séc cũng vậy, quan niệm một con mèo đen đi ngang qua trước mặt sẽ mang lại điềm xui còn tồn tại cho đến ngày nay.

3 Vi Tri Va Y Nghia Cua Meo Trong 12 Con Giap Vi Sao Con Vat Nay Lai Duoc Rat Nhieu Cac Quoc Gia Ton Sung Nhu Mot Vi ThanMèo đen bị coi là điềm xấu ở một số quốc gia châu Âu

Ngoài ra, hình ảnh con mèo nằm bên cạnh mụ phù thủy mũi khoằm xuất hiện trong nhiều truyện dân gian, biến con vật này thành biểu tượng của thế lực ma quái, mang lại tai họa. Điều này dẫn đến việc lùng diệt mèo diện rộng vào thời trung cổ.

Thế nhưng, chính việc diệt mèo làm gia tăng nạn chuột hoành hành, góp phần gây ra đại dịch Cái chết Đen – lây lan qua những con bọ chét trên chuột bị bệnh.

Khi khoa học phát triển, người ta lý giải được một phần nguyên nhân các tai họa và không còn đổ lỗi cho mèo. Song nhiều người vẫn mang niềm tin rằng mèo đen sẽ đem lại vận xui.

Ngược lại, ở Scotland, con mèo đen lạ chạy vào nhà sẽ đem lại thịnh vượng cho gia chủ. Vì vậy, vợ của các ngư dân ở đây thường giữ mèo đen trong nhà vì tin rằng chúng có thể ngăn chặn mọi điều xấu xảy ra với chồng họ khi trên biển.

Freyja – nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sôi trong thần thoại Bắc Âu – được miêu tả là thường cưỡi trên một chiếc xe kéo bởi mèo.

Ai Cập – các vị thần có phẩm chất như loài mèo

Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng là thích mèo. Họ đã chế tác rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ được lấy cảm hứng từ loài vật này. Từ những bức tượng lớn hơn người thật cho đến những đồ trang sức phức tạp, những tác phẩm nghệ thuật sống động này đã được lưu giữ qua hàng nghìn năm và chúng vẫn còn giữ được chất lượng tuyệt vời cho đến tận ngày nay.

Thậm chí, nhà sử học Hy Lạp cổ đại Herodotus đã ghi lại rằng, người Ai Cập cổ đại cạo lông mày của họ để thể hiện sự tôn trọng khi những con mèo của họ qua đời. Sau đó, người dân còn xây dựng cả “nghĩa trang vật nuôi” đầu tiên trên thế giới. Những nghĩa trang này có lịch sử gần 2000 năm, hầu hết những con mèo được chôn cất tại đó đều đeo vòng cổ bằng sắt và cườm.

4 Vi Tri Va Y Nghia Cua Meo Trong 12 Con Giap Vi Sao Con Vat Nay Lai Duoc Rat Nhieu Cac Quoc Gia Ton Sung Nhu Mot Vi ThanMèo ở Ai Cập được tôn sùng như một vị thần

Người Ai Cập cổ đại tin rằng các vị thần và những người cai trị cần phải có những phẩm chất giống như loài mèo. Cụ thể, người Ai Cập cổ đại tin rằng mèo có một số tính cách lý tưởng như: một mặt, chúng sẽ yêu thương, nuôi dưỡng con cái và rất trung thành; mặt khác, chúng cũng có thể rất hung dữ, độc lập và quyết đoán.

Sự sùng bái đối với mèo ở Ai Cập đã đạt đến đỉnh cao với việc thờ phụng nữ thần đầu mèo Bastet – một trong những người con gái của Thần Mặt trời Ra trong văn hóa Ai Cập, và là biểu tượng của hạnh phúc và sự đầm ấm. Bastet được mệnh danh là thần bảo vệ, có đầu mèo lúc bình thường và hóa đầu sư tử khi có chiến tranh, bảo hộ vua trên chiến trường. Nữ thần thường cầm một nhạc cụ là đàn rung và một cái mộc có hình đầu sư tử cái.

Tháng 11/2018, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng chục xác ướp mèo và một bộ sưu tập xác ướp bọ hung quý hiếm trong 7 quan tài bằng đá có tuổi đời lên đến 6.000 năm. Các quan tài này được chôn ở khu vực nằm ngoài rìa khu nghĩa trang cổ đại Saqqara, phía Nam Cairo, thủ đô của Ai Cập, AFP đưa tin.

5 Vi Tri Va Y Nghia Cua Meo Trong 12 Con Giap Vi Sao Con Vat Nay Lai Duoc Rat Nhieu Cac Quoc Gia Ton Sung Nhu Mot Vi ThanTạo hình nhân vật nữ thần Bast

Nhật Bản – mèo may mắn maneki-neko

Mèo vẫn được coi là sinh vật tượng trưng cho sự xảo quyệt, gắn với năng lực siêu nhiên trong văn hóa dân gian Nhật Bản. Tuy nhiên, trong khi những con mèo đuôi dài bị xem là “miêu hựu” (mèo ác), mèo cộc đuôi ở xứ Phù Tang lại được coi là biểu tượng cho triển vọng và tương lai tốt đẹp.

Hình tượng mèo may mắn xuất phát từ Nhật Bản đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á khác, bao gồm cả Việt Nam.

Mèo may mắn có tên maneki-neko, là một chú mèo cộc đuôi, ngồi thăng bằng với hai chân sau và một chân trước giơ lên cao. Trong văn hóa Nhật Bản, khi muốn mời chào ai đó tới chỗ mình, họ sẽ để lòng bàn tay hướng về phía trước, ngón tay hướng xuống dưới.

Truyền thuyết về maneki-neko bắt đầu từ thời Edo và gắn với đền Gotoku-ji (phường Setagaya, Tokyo). Theo các nhà sử học, trong khi săn chim ưng, vị lãnh chúa suýt bị sét đánh trúng. Tuy nhiên, con mèo của sư trụ trì Tama đã giơ tay, ra dấu cho lãnh chúa đi vào đền. Điều này giúp lãnh chúa thoát nạn và ông rất biết ơn con mèo.

6 Vi Tri Va Y Nghia Cua Meo Trong 12 Con Giap Vi Sao Con Vat Nay Lai Duoc Rat Nhieu Cac Quoc Gia Ton Sung Nhu Mot Vi ThanChú mèo may mắn maneki-neko

Vị lãnh chúa phong cho con mèo thành “bảo hộ” của ngôi đền, nhận được sự tôn kính từ mọi người. Ông cũng hứa chu cấp tiền bạc để duy trì ngôi đền mãi về sau.

Ngày nay, đền Gotoku-ji còn được biết đến với tên “đền mèo”. Lý do là trong đền có hàng nghìn tượng maneki-neko với đủ kích thước khác nhau. Du khách có thể mua tượng tại chùa và đem về nhà để cầu bình an, may mắn.

Một truyền thuyết khác cũng phổ biến ở Nhật Bản kể về maru-shime no neko (phiên bản khác của maneki-neko). Vào năm 1852, một bà lão sống ở Imado nghèo đến nỗi không đủ tiền mua thức ăn cho con mèo của mình. Đêm nọ, con mèo xuất hiện trong mơ và nói bà lão hãy làm những bức tượng về nó rồi may mắn sẽ đến.

Theo lời dặn, bà lão làm tượng nhỏ hình con mèo và đến bán ở cổng ngôi đền gần đó. Bức tượng được nhiều người yêu thích, hỏi mua. Bà lão từ đó cũng thoát cảnh nghèo khó.

Ngày nay, maneki-neko trở thành biểu tượng may mắn ở nhiều quốc gia. Tượng của chú mèo này, với nhiều biến thể khác nhau, được đặt trong các cửa hàng, cơ sở kinh doanh để “hút khách” và cầu mong tài lộc.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày