Theo cập nhật mới nhất của Forbes, giá trị tài sản của gia đình ông Trần Bá Dương trị giá 1.5 tỷ đô la.
Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải. Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh – doanh nghiệp đang đầu tư những dự án hàng tỷ đô la vào khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Thời gian gần đây ông Trần Bá Dương được mệnh danh là người giải cứu các đại gia Việt, khi chi ra cả tỷ đô là để đầu tư vào Công ty nông nghiệp của Bầu Đức và công ty Hùng Vương của ‘Vua cá tra’ Dương Ngọc Minh.
1. Tiểu sử Trần Bá Dương
Gia đình và học vấn
Ông Trần Bá Dương sinh năm 1960 tại Thừa Thiên – Huế, nhưng lớn lên ở Đà Lạt.
Ông sinh ra trong một gia đình gồm có 7 anh chị em bao gồm: Trần Bá Hùng, Trần Bá Cường, Trần Bá Cương, Trần Thị Kim Tiến, Trần Thị Bạch Tuyết, Trần Thị Kim Phượng, Trần Thị Kim Thu.
Vợ chồng ông Trần Bá Dương và con gái Trần Viên Ngọc Trân trong dịp kỷ niệm 30 năm ngày cưới
Vợ ông là bà Viên Diệu Hoa. Ông có 2 cô con gái gồm: Trần Viên Ngọc Hoa và Trần Viên Ngọc Oanh. Con trai Trần Bá Trường Hải.
Ông theo học và tốt nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM chuyên ngành cơ khí ô tô vào năm 1982.
Chức vụ và tài sản
Từ năm 2007 đến năm 2013, ông giữ chức vụ Chủ tịch quản trị kiêm tổng giám đốc công ty Cổ phần ô tô Trường Hải.
Năm 2013 đến 2016, Trần Bá Dương rời khỏi chức vụ Tổng giám đốc công ty cổ phần ô tô Trường Hải. Ông vẫn giữ chức vụ chủ tịch hội dồng quản trị của công ty này và kiêm nhiệm thêm chức vụ tổng giám đốc công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Từ năm 2016 đến nay, tỷ phú Trần Bá Dương giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần ô tô Trường Hải, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh.
Theo cập nhật mới nhất ngày 12/3/2020, giá trị tài sản của gia đình tỷ phú Trần Bá Dương trị giá 1.5 tỷ đô la. Ông được tạp chí forbes nhận định là người giảu thứ 3 Viêt Nam chỉ sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Ông và gia đình đang đứng 1.415, thấp hơn thứ hạng 1.349 của năm 2019.
Trong bối cảnh năm 2020, tài sản của các tỷ phú của Việt Nam bốc hơi một cách mạnh mẽ thì tài sản của vị tỷ phú này không bị ảnh hưởng quá lớn.
Ông hiện nắm giữ 8.62% cổ phần của công ty Thaco Trường Hải. Vợ ông nắm giữ 4,94% cổ phần của Thaco Trường Hải. Ông và vợ cùng sở hưu mức cổ phần lần lượt là 76% và 24% tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Trần Oanh. Doanh nghiệp này nắm giữ đến 49.72% cổ phân của công ty ô tô Trường Hải.
2. Sự nghiệp kinh doanh
Từ đi vét mỡ bò cho đến khởi nghiệp với THACO Trường Hải
Ông sinh ra trong gia đình gồm có 8 thành viên và là người con thứ 5 trong nhà, trên ông có 3 anh và 1 chị gái và dưới có 3 em gái. Trần Bá Dương đã phải trải qua một tuổi thơ cơ cực, trong thời bao cấp khi cha mất sớm, mẹ phải làm việc vất vả nuôi các anh em ăn học. Chính điều này đã hun đúc cho Trần Bá Dương một tinh thần nỗ lực cố gắng không ngừng để có thể giành được thành công như ngày hôm nay.
Ít ai biết rằng để có được thành công như ngày hôm nay, ông Dương phải trải qua những khó khăn nào. Sinh ra trong một gia đình không nghèo khó, không có đủ điều kiện để đi học. Chính vì vậy, ông đã phải đi làm từ rất sớm để tự mình trang trải. Sau khi tốt nghiệp đại học tại trường top đầu ở thành phố Hồ Chí Minh, những tưởng cuộc sống sẽ dễ dàng hơn đôi chút nhưng mọi việc hoàn toàn ngược lại.
Chủ tịch công ty cổ phần Trường Hải THACO cho biết: “Tôi lớn lên trong thời bao cấp, cha mất sớm, mẹ tôi bươn chải nuôi anh em tôi ăn học. Tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP HCM, tôi xin làm công nhân sửa chữa ô tô, công việc đầu tiên của tôi là vét mỡ bò”.
Sau đó, nhờ vào những kiến thức đã tích lũy được trong suốt năm tháng theo học tại Đại Học Bách Khoa, ông đã đưa ra dự án : “Chuyển đổi tay lái nghịch”, may mắn thay dự án của ông Dương đã nhanh chóng được Bộ GTVT chấp nhận. Công ty đã giao cho tôi nhiệm vụ quản lý tổ sửa chữa lưu động, làm khoán. Từ đó, ông có điều kiện tích lũy và phát huy khả năng của mình. Năm 1997, ông quyết định xin nghỉ và tự thành lập xưởng sửa chữa của riêng mình.
Cùng năm đó, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải được thành lập. Một điều đặc biệt là cái tên Trường Hải chính là đặt theo con trai của ông Dương, Trần Bá Trường Hải. Khi mới thành lập, công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nhập khẩu xe đã qua sử dụng về tân trang lại sau đó cung cấp ra thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp các loại phụ tùng xe cần thiết cho người sử dụng.
Tiếp đó đến năm 2000, ông mở xưởng lắp ráp xe tải hạng nhẹ mang thương hiệu KIA. Sản phẩm mặc dù chưa có thành phẩm nhưng đã kín đơn đặt hàng.
Trần Bá Dương cũng là người đầu tiên tại Việt Nam ta bắt đầu sản xuất xe du lịch. Từ dòng xe Kia, Thaco, Kinglong,…, ông đã đưa Trường Hải trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên với 100% vốn trong nước sản xuất và lắp ráp xe du lịch. Điều này đã mở ra cơ hội phát triển cực lớn cho hãng xe mà ông đứng đầu. Đồng thời, chiếm được thị phần không nhỏ trong việc sản xuất xe ô tô trong nước.
Ông Trần Bá Dương giới thiệu với Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về Công ty của mình
Với đam mê sẵn có và tinh thần hoạt động, Trần Bá Dương và các cộng sự đã chứng minh được năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam khi có công giúp tên tuổi ngành sản xuất ô tô Việt Nam vươn tầm thế giới. Sự thành lập của THACO Trường Hải như một dấu mốc vàng son trong việc thúc đẩy sự phát triển công nghệ sản xuất và lắp ráp ô tô.
Từ đây, người ta đã thấy được sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của vị lãnh đạo đứng đầu công ty cổ phần Trường Hải THACO. Trần Bá Dương đã tự mình khẳng định được tài năng cùng đam mê của mình trong chính lĩnh vực mà ông cực kỳ yêu thích. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể noi theo để phát triển.
Không có gì ngại nhiên khi với đam mê cùng với nỗ lực như vậy, Trần Bá Dương còn có những mong muốn to lớn hơn nữa đối với sự nghiệp của mình. Ông mong muốn sẽ trở thành người tiên phong và mở ra con đường phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong nước.
Trần Bá Dương đưa ra ý kiến của mình rằng: “Nếu mong muốn có được một sản phẩm ôtô “Made in Vietnam” thì việc trước tiên phải có sự tìm hiểu thật kỹ về thị trường. Mục tiêu mà công ty hướng đến là tham gia chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc mở rộng và hợp tác với các đối tác nước ngoài. Khối ASEAN với việc hội nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) chính thị trường tiềm năng và có nhiều cơ hội phát triển đối với các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản. Và tất nhiên họ sẽ bám rễ bằng cách mở thêm các cơ sở sản xuất tại đây”.
“Một quốc gia châu Á khác cũng đi đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô là Hàn Quốc. Không mạnh bằng Nhật Bản, Hàn Quốc chưa có nhiều cơ sở sản xuất tại các nước ASEAN. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định bắt tay với Hyundai, một trong những nhà sản xuất ôtô lớn thứ 5 thế giới, với kỳ vọng nếu họ muốn thâm nhập thị trường ASEAN thì Việt Nam chính là lựa chọn cửa ngõ đầu tiên để họ đặt cơ sở sản xuất và xuất khẩu ra toàn khu vực.”
Về sản xuất và lắp ráp ô tô, công ty sản xuất tập trung tại Chu Lai – Trường Hải. Đây là cơ sở sản xuất chính của công ty với các nhà máy lắp ráp xe du lịch, xe tải, xe khách, các nhà máy gia công cơ khí, các nhà máy hóa chất. Ở mảng phân phối, công ty có đầy đủ hệ thống showroom, đại lý trải dài khắp cả nước. Hiện nay, công ty đang phát triển theo mô hình quản lý đầy đủ chuỗi giá trị, từ sản xuất, lắp ráp, dịch vụ phụ tùng, sửa chữa và phân phối ô tô đến người dùng. Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, THACO đã chiếm vị trí đứng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô với vị trí số 1 về sản lượng xe bán ra tại thị trường Việt Nam.
Thời gian gần đây, thực hiện chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, gia tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới, với những nỗ lực nghiên cứu phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, thời gian qua, THACO đã chủ động xuất khẩu nhiều sản phẩm ô tô sang các nước trong khu vực ASEAN và thế giới. Các sản phẩm xe bus, xe tải, xe du lịch, sơmi rơmoóc của Thaco đã xuất khẩu sang nhiều nước như Thái Lan, Philippines, Campuchia, Singapore, Myanmar, Nhật Bản, Mỹ…Kế hoạch năm 2020, THACO dự kiến sẽ xuất khẩu hơn 1.400 xe các loại với doanh thu gần 30 triệu USD.
Cú rẽ ngang bất động sản và ‘hồi sinh’dự án tỷ đô ở Khu đô thị Thủ Thiêm
Sau khi đã lên đỉnh cao của ngành sản xuất ô tô trong nước, doanh nhân Trần Bá Dương quyết thử sức với bất động sản khi từ nhiệm Tổng giám đốc Thaco, vẫn tiếp tục nhiệm vụ Chủ tịch HĐQT, đồng thời làm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Đại Quang Minh.
Đại Quang Minh được thành lập năm 2011 với sự bắt tay của 4 cổ đông là Thaco nắm 45% vốn, Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh nắm 37,5%, ông Trần Đăng Khoa và Công ty Cổ phần Thương mại quốc tế và Tư vấn đầu tư Invecon nắm 17,5%.
Hiện nay, Thaco đang nắm giữ 90% cổ phần của Đại Quang Minh, ông Trần Đăng Khoa giữ 5%, còn lại là các cổ đông khác. Với ông chủ hiện nay là ông Trần Bá Dương, Thaco sẽ không cần phải “bàn bạc” với ai trong việc điều hành các dự án, không chỉ là Sala – khu đô thị có giá trị bậc nhất Việt Nam – mà còn một loạt dự án khác của công ty này tại Thủ Thiêm.
Khu đô thị Sala của Đại Quang MInh – Ảnh: Zing
Cuối 2014, Đại Quang Minh “nổi như cồn” với việc bỏ ra 8.265 tỷ đồng để đầu tư 4 tuyến đường tuyến đường tại Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2 theo hình thức BT.
Trong dự án Cầu Thủ Thiêm 2 và 9 lô đất đối ứng, BIDV tài trợ tín dụng cho công ty tới 4.200 tỷ đồng. BIDV cũng là đơn vị tài trợ vốn cho dự án Khu đô thị Sala.
Đại gia bất động sản mới nổi này còn đề xuất kế hoạch tham vọng: xây quảng trường lớn nhất Việt Nam tại Thủ Thiêm. Dự án sẽ được Đại Quang Minh thực hiện theo hình thức hợp đồng BT và được cấn trừ vào số tiền chênh lệch mà nhà đầu tư còn phải nộp (khoảng 1.800 tỷ đồng) theo hợp đồng BT dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Đáng chú ý, vào tháng 10/2019, ông Trần Bá Dương thông qua Đại Quang Minh sở hữu 100% vốn tại dự án khu phức hợp Hoàng Anh Myanmar – dự án bất động sản cuối cùng của Hoàng Anh Gia Lai, đánh dấu sự chia tay của ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đối với lĩnh vực bất động sản.
Đại Quang Minh sẽ chịu trách nhiệm chính đầu tư phát triển giai đoạn 2 của dự án HAGL Myanmar với tổng vốn đầu tư ước tính hơn 7.400 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
Hiện quỹ đất của Thaco đang có khá dồi dào. Ngoài Khu đô thị Sala rộng hơn 106 ha cùng 150 ha Lâm Viên sinh thái tại Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM), Thaco đang phát triển Khu công nghiệp và đô thị 650 ha tại Chu Lai, cũng như sở hữu 100 showroom có vị trí tốt tại các đô thị lớn.
Trong các năm tới, tập đoàn sẽ phát triển quỹ đất dồi dào này và tham gia đầu tư hạ tầng thông qua hình thức hợp tác công tư (PPP).
Ba mối nhân duyên và tham vọng nâng tầm nông nghiệp Việt Nam
Sau ô tô, bất động sản, vị tỷ phú lấn sang đế chế nông nghiệp khiến nhiều người nghi ngại. Chia sẻ trong bài phát biểu hôm 9/1/2020, ông Trần Bá Dương nói “đến với nông nghiệp là nhờ nhân duyên”.
Nhân duyên đầu đầu tiên, theo ông Dương là từ Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Chủ tịch Thaco kể lại từ đầu nhiệm kỳ, Bộ trưởng Cường đã kêu gọi ông tham gia lĩnh vực nông nghiệp mà trước hết là máy móc nông nghiệp.
“Nhân duyên thứ 2 là vào đầu năm 2018, anh Đức chủ động gặp tôi mời tham gia đầu tư vào HAGL Agrico”, ông Dương nói.
Ông Trần Bá Dương (bên phải) cùng ông Đoàn Nguyên Đức chia sẻ tại buổi kỷ niệm một năm Thaco đầu tư vào HAGL.
Ông Dương cho biết vào đầu năm 2018, ông Đức bất ngờ gọi điện mời mua cổ phiếu nhưng khi đó ông không quan tâm đến chứng khoán. Sau đó, ông Đức gửi tiếp một bức thư tay kể về khó khăn chồng chất, làm nông nghiệp thiếu tiền nhưng ngân hàng không cho vay và khẩn thiết nói chỉ có “đầu kéo tầm cỡ như Thaco” mới đủ sức vực dậy công ty mình.
Tâm thư của ông Đức bộc bạch rằng, nếu cứu được HAGL, không chừng còn gây dựng nên một đế chế nông nghiệp “vô tiền khoáng hậu” cho Việt Nam.
Đọc lá thư này, ông Dương thay đổi suy nghĩ khi nhớ tới bầu Đức được tiếng là người xưa nay tâm huyết làm ăn, nói thật làm thật. Từ lúc đó, ông chủ Thaco trực tiếp đi khảo sát thực tế và nảy nở nhiều cảm xúc khi thăm các nông trường bạt ngàn của HAGL.
“Tôi đồng ý hỗ trợ bầu Đức. Cái khó của anh Đức là gánh khoản nợ quá lớn. Tôi bàn với anh xử lý nợ, rồi cùng mở rộng sản xuất”, ông Dương nói.
Tận dụng quỹ đất vàng của Hoàng Anh Gia Lai, Thaco phát triển theo chiến lược chuỗi khép kín. Đến nay, không chỉ bắt tay với Tập đoàn Lộc Trời phát triển vùng nguyên liệu, rót hơn 22.000 tỷ đồng vào Hoàng Anh Gia Lai, Thaco còn thành lập Công ty cổ phần Sản xuất, chế biến và phân phối nông nghiệp (THADI) để kinh doanh nông sản, xây dựng nhà máy chế biến trái cây có công suất thiết kế 500.000 tấn/năm, xây dựng nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị nông nghiệp, sắp sửa đầu tư vào lĩnh vực vật tư nông nghiệp, giống…
Ngoài ra, hạ tầng logistics, đường, cầu cảng của doanh nghiệp này cũng đã sẵn sàng phục vụ thương mại nông sản.
Nhìn lại một năm rót vốn vào HNG, ông Dương thừa nhận đây là cuộc “hôn phối” đầy thách thức. Ban đầu ông chỉ định rót một tỷ USD, nhưng thực tế không chỉ dừng lại ở đó, cuộc giải cứu sẽ kéo dài. Hiện giờ, tổng số vốn rót vào nhiều khả năng vượt qua con số tỷ USD.
“Ngày đó nhiều người từng hỏi tôi lỡ cứu HAGL mà chết chìm theo thì làm sao? Ngược lại tôi thấy hợp tác này là cơ duyên và có thể biến nó thành cơ hội”, ông Dương kể.
Nói về nhân duyên thứ ba, tỷ phú Dương cho biết: “Anh Dương Ngọc Minh (Chủ tịch Hùng Vương Group) đã chủ động tìm gặp tôi mời gọi hợp tác giải quyết những vấn đề doanh nghiệp này đang dang dở”
Ông Dương cũng thú nhận tới giờ phút này chưa xuống chỗ ông Minh để coi ông làm cái gì dưới đó, nhưng có nhiều lý do khiến ông quyết định hợp tác.
“Đầu tiên, khi nghe về ông Minh, tất cả mọi người đều khen y như ngày trước với ông Đức. Nên tôi có được niềm tin và quyết định là mình phải làm cái gì đó cho doanh nghiệp này. Hơn nữa, đồng bằng sông Cửu Long là số 1 về nuôi cá tra, cá basa xuất khẩu, nên làm được gì để giúp vùng đất này có ý nghĩa rất lớn về mặt xã hội cũng là lý do thôi thúc tôi”, Chủ tịch Thaco chia sẻ.
Thứ hai, theo ông Dương, dù chưa trực tiếp xuống thăm nhưng anh em (trong Thaco) thì đã đi và có báo cáo đầy đủ. Từ đó ông nhìn thấy được yếu tố “thiên thời” của Hùng Vương.
Ông Trần Bá Dương cũng khẳng định: “Không giải cứu ai để làm anh hùng. Đây chỉ là chia sẻ hợp tác giữa doanh nghiệp, doanh nhân, để cùng nhau đóng góp, nâng tầm nông nghiệp Việt Nam”.
Đồng thời ông nhấn mạnh những nhân duyên này mang lại cơ hội lớn để Thaco thực hiện sứ mệnh nâng tầm nông nghiệp Việt Nam.
Quan điểm của ông Trần bá Dương về Khởi nghiệp – Kinh doanh – Quản trị
- Hãy làm đúng, làm thật ngay từ đầu, có tâm trước, sống với nghề, làm từ nhỏ tới lớn với sự nỗ lực, kiên trì tích lũy từng bước một để bước vào đời, tôi cho rằng đó là cách để khởi nghiệp thành công.
- Nếu chỉ kinh doanh để thoát nghèo, để làm giàu thì có thể thất bại ngay từ lúc khởi nghiệp, bởi không có đủ động lực để đi xa.
- Trường Hải có ngày hôm nay vì không có sai lầm lớn, mà sai nhỏ thì không gọi là sai vì chúng tôi đã kịp sửa rồi.
- Thành công với tôi là phát triển doanh nghiệp không giới hạn, điều chỉnh, tìm kiếm những gì mình chưa có, loại bỏ những gì chưa và không cần thiết dù đó đã từng là thế mạnh của mình.
- Tôi quan niệm việc hợp tác với đối tác không phân biệt đối tác chiến lược hay đối tác thường. Đất nước cho mình cơ hội phát triển thì mình phải có trách nhiệm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển. Nếu họ chưa đáp ứng được yêu cầu, mình phải giúp họ tiêu chuẩn tiêu chí để hoàn thiện.
- Ý thức kỷ luật sẽ hình thành nên hành động kỷ luật, tiến đến con người kỷ luật, văn hóa kỷ luật. Tôi rất kiên định với việc hình thành nguồn tri thức tập thể. Làm doanh nghiệp mà né tránh lý luận cũng không thể đi xa.
© 2024 | Thời báo ĐỨC