Khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, ông đã cam kết “tái thiết” các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ. Các nỗ lực của chính quyền Nhà Trắng trong suốt thời gian 4 năm đã tập trung vào việc cung cấp cho quân đội tất cả các nguồn lực cần thiết để bảo vệ an ninh Hoa Kỳ.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường lực lượng quân đội đã được thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với quân đội Mỹ.
Năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ đã quyết định thành lập lực lượng vũ trang thứ sáu của Hoa Kỳ - Lực lượng vũ trụ, lực lượng này sẽ hoạt động độc lập và có quyền bình đẳng với các lực lượng khác trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ.
Các lực lượng vũ trụ Mỹ luôn sẵn sàng chiến đấu và sẽ tập trung vào một loạt các nhiệm vụ mới như tác chiến điện tử không gian, hoạt động tác chiến trên quỹ đạo, điều khiển trận chiến ngoài không gian, tiếp cận không gian và thống trị trong lĩnh vực chiến tranh này.
Theo ông Trump, các cuộc chiến tranh trong tương lai sẽ không chỉ diễn ra trên không, trên bộ và trên biển, mà còn trên không gian và không gian mạng, do đó các cuộc chiến tranh hiện đại sẽ rất phức tạp.
Lĩnh vực ưu tiên tiếp theo của chính quyền Donald Trump trong lĩnh vực quốc phòng là hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump dự chi 1,2 nghìn tỷ USD trong vòng 30 năm tới để hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và duy trì các lực lượng hạt nhân chiến lược ở mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Ngoài ra, dưới thời ông Trump đã quyết định nâng cấp một số vũ khí và trang thiết bị quân sự.
Hải quân Mỹ sẽ được thay thế các tàu ngầm tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ohio bằng các tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp Columbia mới nhất. Không quân Mỹ sẽ được trang bị máy bay ném bom chiến lược mới B-21 Raider, có thể sử dụng cả vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.
Ngoài ra, không quân Mỹ có kế hoạch thay thế hoàn toàn toàn bộ 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa "Minuteman-3" đã lỗi thời bằng loại tên lửa mới đầy hứa hẹn. Một tên lửa hành trình chiến lược mới mang đầu đạn hạt nhân sẽ đi vào hoạt động trong tương lai gần.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống của Donald Trump, lực lượng phòng thủ chống tên lửa cũng được phát triển. Các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Hoa Kỳ trên biển, trên đất liền và gần trái đất đều được phát triển mạnh, các hệ thống phát hiện, theo dõi và định vị mục tiêu tên lửa kẻ theo đó cũng phát triển theo.
Đối với hải quân, chính quyền Donald Trump đã tập trung vào việc xây dựng một hạm đội có thể chống chọi với hải quân Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng ở tây Thái Bình Dương. Lực lượng hải quân nước này sẽ được ưu tiên phát triển với số tàu chiến lên tới 355 tàu.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, không quân Hoa Kỳ đã bí mật chế tạo và bay ít nhất một nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Ưu tiên số một của Hoa Kỳ trong những năm tới là phát triển vũ khí siêu thanh.
Cách đây không lâu, Hoa Kỳ lần đầu tiên tiết lộ các đặc điểm của tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW của mình. Theo không quân Mỹ, tên lửa này có thể đạt tầm bắn 1.600 km trong 10 đến 12 phút. Loại vũ khí này sẽ cạnh tranh sòng phẳng với tên lửa siêu thanh Zircon của Nga.
Trong lĩnh vực an ninh mạng, trong những năm Donald Trump cầm quyền, họ tiếp tục cũng cố và thực hiện chiến lược không gian mạng, đồng thời có kế hoạch sử dụng trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực này.
Dưới thời ông Trump, các khoản chi cho sửa chữa và bảo dưỡng vũ khí, trang thiết bị quân sự của không quân Mỹ đã tăng lên đáng kể. Các ngân sách được bổ sung để đầu tư cải thiện khả năng giám sát và trinh sát, cũng như duy trì các máy bay chiến đấu mới trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu không ngừng tăng lên. Việc mua máy bay thế hệ thứ tư và thứ năm và máy bay tiếp nhiên liệu KC-46 vẫn tiếp tục.
Do đó, có thể nói, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cung cấp cho lục quân, hải quân, không quân và thủy quân lục chiến khả năng đạt được ưu thế trên không, trên bộ và trên biển với hàng loạt vũ khí mới như vũ khí chính xác tầm xa, tên lửa siêu thanh và hệ thống phòng thủ tên lửa....
Ngoài ra, người đứng đầu Nhà Trắng tìm cách phá bỏ mọi hạn chế gây trở ngại cho việc triển khai các vũ khí quân sự của Mỹ. Cụ thể, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF và chưa có ý định gia hạn Hiệp ước START-3.
Và cuối cùng, Mỹ đã quyết định rút quân đội khỏi Afghanistan và Syria, thậm chí cả Đức. Hiện chỉ còn hơn hai tháng để ông Trump thực hiện những điều này.
Chí Huy
Nguồn: baodatviet.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC